Chốc chốc dưới lòng hồ vang lên tiếng hét thích thú khi một người bắt được con cá lớn. Trên bờ, những tiếng reo hò, vỗ tay tán thưởng của mọi người cộng hưởng làm cho không khí ngày hội thêm sôi động. Đó là hình ảnh và âm thanh sống động của Lễ hội 'Phá Trằm' nhiều năm nay được tổ chức tại Khu Du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng. Lễ hội dân gian truyền thống này ngày càng được đông đảo du khách gần xa biết, đến tham gia và dần trở thành sản phẩm du lịch điểm nhấn của huyện Hải Lăng...
Lễ hội 'Phá trằm' Trà Lộc năm 2024 diễn ra vào ngày 31/8 thu hút hàng nghìn người dân và du khách trong và ngoài nước tham gia. So với những năm trước, lượng khách đến Hải Lăng tăng đột biến, báo hiệu một bước đột phá trong phát triển du lịch của địa phương.
Mỗi năm chỉ duy nhất một lần, hôm nay (31/8), cả làng và du khách nhảy xuống đầm lầy chụp bắt cá, tôm thòa thích.
Ngày 31/8, lãnh đạo UBND xã Hải Hưng (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) cho biết, sáng cùng ngày tại thôn Trà Lộc diễn ra lễ hội 'phá Trằm' Trà Lộc 2024.
Hàng trăm người dân và du khách tham dự lễ hội 'phá Trằm Trà Lộc' tạo nên cảnh huyên náo cả một vùng sông nước
Lễ hội 'phá Trằm' Trà Lộc (xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) là một nét đẹp văn hóa làng quê độc đáo, hoạt động sôi nổi, vui tươi, thiết thực chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Từ sáng sớm nay 31/8, đã có đông đảo người dân địa phương và du khách gần xa tham gia lễ hội 'phá Trằm' Trà Lộc năm 2024 do Ban điều hành Làng Văn hóa Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng tổ chức. Lễ hội cũng là hoạt động sôi nổi, thiết thực chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9; chào mừng xã Hải Hưng được công nhận xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Sáng nay 30/8, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng chủ trì buổi kiểm tra kết quả thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển du lịch tại huyện Hải Lăng.
Quảng Trị hiện có hơn 600 di tích, cụm di tích lịch sử cách mạng. Tuy đã có nhiều nỗ lực nhưng lượng khách du lịch đến tham quan tại các điểm di tích trên địa bàn vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là một số cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chưa chú trọng đến chất lượng dịch vụ. Vì vậy, để thu hút khách du lịch, ngoài đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng, phát triển các sản phẩm đặc trưng của mỗi địa phương thì cần phải chú trọng cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Chi cục Thủy sản tỉnh phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh vừa tổ chức thả 6.000 con cá giống các loại gồm: mè, trắm, trê, chép... để bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc, thuộc xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng.
Trải qua hàng trăm năm phát triển, đến nay, trằm Trà Lộc đã trở thành một hình ảnh đẹp in sâu trong tâm thức của nhiều thế hệ người dân thôn Trà Lộc (xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) và các vùng lân cận.
Ngày 3/9, hàng trăm người dân làng Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) háo hức tập trung về trằm Trà Lộc tham gia lễ hội 'phá trằm' bắt cá.
Một lễ hội có từ hơn 300 năm trước ở Quảng Trị vẫn hiện hữu sinh động đến ngày nay, khi hàng trăm người lội bùn xuống Trằm Trà Lộc để bắt cá, tôm.
Hôm nay 3/9, Làng Văn hóa Trà Lộc, xã Hải Hưng (huyện Hải Lăng) sôi nổi tổ chức lễ hội 'Phá Trằm' Trà Lộc năm 2023. Hàng nghìn người dân địa phương và du khách gần xa đã tham gia lễ hội truyền thống độc đáo này.
Nhằm giảm thiểu rủi ro thương tâm do tai nạn đuối nước, nhiều lớp dạy bơi được tổ chức cho trẻ em vùng nông thôn tại Quảng Bình và Quảng Trị.
Trong định hướng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp, nông thôn là một trong những dòng sản phẩm du lịch chủ đạo. Quảng Trị là tỉnh nông nghiệp và 70% dân số sống ở khu vực nông thôn nên du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới đang trở thành xu hướng được quan tâm, góp phần thực hiện đồng thời hai mục tiêu quan trọng: phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và xây dựng nông thôn mới bền vững.
Quảng Trị là tỉnh có vị trí địa lý kinh tế, chính trị quan trọng. Là giao điểm của trục kinh tế Bắc-Nam, có tuyến đường xuyên Á ngắn nhất nối Myanmar-Thái Lan-Lào và các nước trong khu vực ASEAN qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, mở ra cơ hội thuận lợi để kết nối giao thương, hợp tác đầu tư phát triển.
'Phá trằm' là hoạt động có từ hàng trăm năm trước, được người dân làng Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, duy trì cho đến ngày nay. Lễ hội này ngày một được tổ chức quy mô, bài bản hơn, với những nét độc đáo riêng có ở vùng quê Trà Lộc.
Trằm Trà Lộc là vùng đầm lầy có nhiều cá, tôm. Hàng trăm năm nay, cứ đều đặn đến vụ lúa hè thu, người dân huyện Hải Lăng lại tổ chức lễ hội 'phá' trằm để bắt cá. Sự kiện này thu hút hàng trăm người dân tham gia.
Ngày 3-9, hàng trăm người dân và du khách từ khắp nơi háo hức tập trung về trằm Trà Lộc (xã Hải Hưng, huyện Hải lăng, tỉnh Quảng Trị) tham gia lễ hội phá trằm bắt cá.
Lễ hội 'phá Trằm' năm nay diễn ra đúng vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, không chỉ người dân Quảng Trị mà du khách gần xa cũng náo nức tới xem ngày hội.
Quảng Trị có lợi thế là chung đường biên giới phía Tây giáp với hai tỉnh Savannakhet, Salavan của nước bạn Lào và đặc biệt là tỉnh có Quốc lộ 9 nằm trên Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC) qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, thuận lợi cho các ngành giao thông, thương mại, du lịch và hợp tác đầu tư. Trong những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều nỗ lực trong hợp tác phát triển với hai tỉnh Savannakhet, Salavan. Tuy nhiên, có thể thấy kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng mỗi nước, nhất là trên lĩnh vực du lịch.
Nhắc đến Quảng Trị, ta thường ấn tượng về vùng đất khắc nghiệt, 'gió Lào, cát trắng', ít ai biết, Quảng Trị còn có nhiều điểm du lịch đẹp như đảo Cồn Cỏ, biển Cửa Việt, vùng núi Hướng Hóa…
Quảng Trị sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, không chỉ ở cảnh sắc hùng vĩ của các danh lam thắng cảnh mà còn có cả yếu tố lịch sử, văn hóa. Lịch sử của mảnh đất này đã để lại những di sản, địa danh ghi dấu nhiều sự kiện oanh liệt, hào hùng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Điều này đã tạo nên những lợi thế du lịch độc đáo của riêng Quảng Trị mà không phải địa phương nào cũng có được.
Thời gian qua, song song với việc xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn đã xuất hiện tại nhiều địa phương. Bên cạnh các loại hình du lịch truyền thống, các loại hình du lịch nông thôn đã và đang phát triển nhanh, bước đầu được du khách đón nhận. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế phát triển, các hoạt động du lịch nông nghiệp vẫn mang tính tự phát, chưa chuyên nghiệp để thu hút lượng lớn du khách.
Quảng Trị là địa phương có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đẹp như biển, sông, suối, rừng nguyên sinh,...Đây được coi là thế mạnh đặc thù để Quảng Trị khai thác ngành 'công nghiệp không khói'. Vậy nhưng du lịch vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế.
Hội 'Phá trằm' có từ hàng trăm năm trước, dịp này, người dân khắp nơi trong vùng kéo về trằm để bắt cá với những dụng cụ thô sơ như: lưới, chơm, rớ, vợt...
Hội 'Phá trằm' có từ hàng trăm năm trước ở Quảng Trị. Hội 'Phá trằm' bắt cá sau khi lượng nước trong hồ được xả đi để đón mùa mưa lũ mới.
Trằm Trà Lộc là một khu đầm lầy ngập nước rộng khoảng 10 ha, nằm trong khuôn viên Khu du lịch sinh thái thôn Trằm Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Tại đây, hàng năm thường tổ chức hội 'Phá trằm' bắt cá sau khi lượng nước trong hồ được xả đi để đón mùa mưa lũ mới.
Từ sáng sớm 13-9, sau tiếng kẻng của người quản lý Trằm Trà Lộc (thôn Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị), hàng trăm người từ khắp nơi reo hò, trên tay cầm sẵn ngư cụ nơm, rớ…, nhảy xuống hồ tham gia lễ hội bắt cá.
Khu du lịch sinh thái (DLST) trằm Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 849 ngày 13/5/2003 và quy hoạch chi tiết Khu DLST trằm Trà Lộc tại Quyết định số 3077 ngày 8/12/2005. Qua 15 năm chính thức đưa vào khai thác du lịch, đến nay Khu DLST trằm Trà Lộc vẫn còn hoang sơ, chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Những năm trở lại đây, ngành du lịch tại tỉnh Quảng Trị đã có nhiều khởi sắc, lượng khách đến địa phương tham quan ngày một tăng lên. Thế nhưng, theo nhiều du khách cho rằng, Quảng Trị vẫn còn thiếu một loại hình du lịch sinh thái bên cạnh du lịch văn hóa , tâm linh để khách du lịch có được một kỳ nghỉ thật sự trọn vẹn
Khu sinh thái Trằm Trà Lộc (thuộc làng Trà lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng) có diện tích khoảng 100ha, trong đó bao quanh hồ nước rộng hơn 20ha là rừng nguyên sinh mà người dân nơi đây đã gìn giữ hàng trăm năm qua.
Chiều nay 21.11.2019, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính chủ trì buổi làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Gia Long để xem xét đề xuất dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí kết hợp với nhà phố shophouse và khu nhà biệt thự tại Trằm Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng. Tham dự buổi làm việc có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quân Chính; cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị, địa phương liên quan.
Sở hữu vị trí chiến lược quan trọng, nhiều bãi biển đẹp, đặc biệt là sự chú trọng đầu tư của Chính phủ, trong những năm gần đây Quảng Trị đang trên đà 'cất cánh', hứa hẹn trở thành điểm đến hấp dẫn trong bản đồ du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung.
Sáng nay 22.8.2019, Bộ VH-TT&DL phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc lớp tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực VH-TT&DL tỉnh Quảng Trị năm 2019. Dự lớp tập huấn có hơn 200 học viên là cán bộ quản lí nhà nước, cán bộ cơ sở, các ban quản lí di tích, quản lí các khu, điểm du lịch, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân về công tác bảo vệ môi trường VH-TT&DL trên địa bàn tỉnh.