Hàng trăm người oằn mình vác cát chặn 'hà bá'

Trước tình trạng sóng biển dâng cao gây sạt lở mạnh, hàng trăm cán bộ chiến sĩ biên phòng, người dân vùng biển Thừa Thiên - Huế đã vác cát đắp bờ hạn chế biển xâm thực.

Sáng 11-10, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ cùng lực lượng dân quân, người dân xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế khẩn trương sử dụng bao đựng cát gia cố đoạn bờ biển sát múi kè An Dương 1 đang triển khai thi công.

Theo ghi nhận, tại múi kè An Dương 1, sau khi bão số 4 đổ bộ vào cuối tháng 9-2022 với sóng biển lớn đã gây ra sạt lở, xâm thực vào đất đất liền khoảng 10-15 m, kéo dài khoảng 500 m, đánh sập hàng phi lao phòng hộ ở bên trong. Sạt lở ăn sâu từ bờ biển vào tạo "hàm ếch" khiến rừng cây phòng hộ sụp đổ, bị nước cuốn ra phía bờ.

Bờ biển sạt lở nghiêm trọng, tấn công mạnh vào rừng dương.

Bờ biển sạt lở nghiêm trọng, tấn công mạnh vào rừng dương.

Ông Trương Văn Giang, Giám đốc Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên – Huế, chủ đầu tư dự án kè chống sạt lở biển An Dương 1, cho biết trước mắt phối hợp với các địa phương thực hiện phương án gia cố tạm thời ở các điểm sạt lở.

Phụ nữ ra hỗ trợ xúc cát vào bao để ngăn cản sự tấn công của biển.

Phụ nữ ra hỗ trợ xúc cát vào bao để ngăn cản sự tấn công của biển.

Theo thống kê, bão số 4 đã làm sạt lở nhiều tuyến bờ sông, bờ biển tại các địa phương thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Trong đó, bờ biển khu vực xã Phong Hải (huyện Phong Điền); thôn Thái Dương Hạ Bắc (xã Hải Dương, TP Huế) sạt lở với chiều dài khoảng 100 m, ăn sâu vào bờ từ 3-5m và đoạn tiếp giáp gần chân kè giao thông đi lên phía Bắc với chiều dài 150 m, ăn sâu vào bờ từ 3-5 m. Sạt lở khu vực bến Ghe ven phá đoạn qua thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên và xã Phú Hải (huyện Phú Vang) với chiều dài khoảng 110m, ăn sâu vào bờ 30 m.

Các nam nhân vác cát sắp thành bờ đê tạm thời ngăn cản sự "tấn công" của triều cường.

Các nam nhân vác cát sắp thành bờ đê tạm thời ngăn cản sự "tấn công" của triều cường.

Bờ biển thôn Phương Diên, xã Phú Diên (huyện Phú Vang) sạt lở với chiều dài khoảng 150 m, ăn sâu vào bờ từ khoảng 2-3 m; bờ biển thôn 4, xã Giang Hải (huyện Phú Lộc) sạt lở 500 m và đoạn qua thôn Mỹ Cảnh, xã Giang Hải sạt lở 900 m. Bờ biển Giang Hải - Vinh Hiền bị sóng biển xâm thực, xói lở dài 900 m. Bờ sông qua thôn Thủy Cam, xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc) sạt lở 320 m.

Các cán bộ, chiến sĩ biên phòng cùng với người dân vác cát đắp đê.

Các cán bộ, chiến sĩ biên phòng cùng với người dân vác cát đắp đê.

Từ sáng sớm, hàng trăm người đã tập trung về bờ biển An Dương để khẩn trương vào cát, đắp bờ đê chắn sóng.

Từ sáng sớm, hàng trăm người đã tập trung về bờ biển An Dương để khẩn trương vào cát, đắp bờ đê chắn sóng.

Lực lượng biên phòng nỗ lực giúp dân.

Lực lượng biên phòng nỗ lực giúp dân.

Hàng trăm người oằn lưng vác cát chống lại biển xâm thực

Những bao lác được vào cát để tạo thành bờ đê cản sự xâm thực của biển.

Những bao lác được vào cát để tạo thành bờ đê cản sự xâm thực của biển.

Lực lượng thanh niên được huy động đến để vác cát đắp đê.

Lực lượng thanh niên được huy động đến để vác cát đắp đê.

QUANG NHẬT

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/thoi-su/hang-tram-nguoi-oan-minh-vac-cat-chan-ha-ba-20221011152122608.htm