Hành trình đau khổ hơn cái chết của các Thái giám thời phong kiến
Hoạn quan ngoài những thay đổi thể chất, tinh thần cũng ảnh hưởng nặng nề và chính vì thế họ trở nên độc ác, nhỏ nhen, tàn nhẫn khác với người thường.
Thái giámhay còn gọi là hoạn quan, công công, tự nhân... vốn là những nam giới được tuyển chọn vào phục vụ trong cung cấm, hầu hạ vua chúa, phi tần thời Phong kiến.
Trong cấm cung, hoàng gia đông đúc cũng cần người phục vụ công việc hàng ngày và chầu hầu từ nhà vua đến tam cung lục viện. Phần lớn những người hậu hạ này gọi là nữ quan, có nhan sắc, được tuyển chọn từ trong dân gian. Nhưng quan trọng hơn cả là hệ thống tam cung lục viện, tì thiếp, phi tần của vua, lớn nhỏ có tới cả trăm người. Do đó, những nam giới được tuyển vào cung làm việcnếu vẫn là một phái mạnh chính tông, ở giữa một rừng phái đẹp xinh như hoa như mộng như vậy là một mối họa lớn.Để tránh những sự cốđáng tiếcxảy ra, nhà vua phải cần đến những người đàn ông không còn làđàn ôngnữa. Đó là hoạn quan.
Hoạn quan vốn chỉ là quan trong nội đình, không có quyền can dự chính sự, nhưng là người hầu cận thường ngày gần nhất của hoàng đế, được hoàng đế tin dùng, nên có khả năng lộng quyền, nắm được đại quyền chính trị, thậm chí có thể phế lập hoàng đế.
Quá trình đau đớn hơn cái chết để trở thành một hoạn quan
Có nhiều nguyên nhân khiến những người đàn ông mạnh mẽ phải chấp nhận cắt bỏ “bộ phận” của mình để trở thành “ái nam, ái nữ” ra nhập cung cấm và trở thành Thái giám. Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc hoạn quan ở Trung Quốc có ba nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Hoạn quan là những tội phạm, tù binh hoặc phản nghịch bị cắt sinh thực khí: Họ trở thành hoạn quan là do bị trừng phạt bởi tội lỗi đã gây ra.
- Hoạn quan là cống phẩm của địa phương tiến cống vào cung đình: Trường hợp này đa phần đều là bị ép trở thành Thái giám, họ bị bắt cóc, lừa bán, hoặc do gia đình nợ nần bị bán đi để cống nạp.
- Tự nguyện xin thiến làm hoạn quan để mưu cầu phú quý: Trở thành Thái giám vốn là con đường “thoát nghèo” của nhiều gia đình. Đa phần các thái giám đều có xuất thân từ gia cảnh bần hoàn, nghèo túng. Việc họ chấp nhận hi sinh một phần thân thể là để đánh đổi tiền bạc, lo cho gia đình.
Và quá trình để từ một người đàn ông trở thành Thái giám được miêu tả là đớn đau hơn địa ngục và cái chết:
Loại trừ những người đã khiếm khuyết khi sinh ra, một hoạn quan phải qua một "thủ thuật" hết sức đau đớn gọi là "yêm cát", "cung hình", "tàm thất", "hủ hình" hay "âm hình".
Đối với những gia đình xác định cho con mình trở thành Thái giám, ngay từ nhỏ, họ đã thuê bà vú để đặc biệt chăm sóc cho đứa trẻ ngay từ khi còn nằm trong nôi. Bà vú này có một thủ thuật riêng khiến cơ quan sinh dục của đứa bé dần dần bị hủy hoại. Khi lớn lên không những mất khả năng sinh dục mà đứa trẻ có nhiều nữ tính, dáng điệu ẻo lả và trở thành "ái nam, ái nữ"
Còn đối với những người sau khi dậy thì mới tiến hành thủ thuật tịnh thân thì sự đau đớn là vô cùng tàn khốc. Quá trình này được gọi là cát thể. Nó không chỉ đơn thuần là cắt bỏ hai tinh hoàn mà cách xử lí phổ biến thời kì phong kiến là… cắt toàn bộ không chừa lại thứ gì.
- Trước khi tịnh thân, người nam giới đó bị nhốt vào trong một căn phòng, nhịn ăn, nhịn uống để làm sạch chất thải trong bụng.
- Người có ý định trở thành thái giám được đặt nằm nghiêng trên một cái giường thấp và được hỏi lần cuối cùng có hối hận gì khi bị thiến hay không. Nếu người đó trả lời khôngthì quá trình tịnh thân chính thức được bắt đầu
- Sẽ có 3 người thực hiện: tịnh thân sư và 2 trợ lý. Cả ba sẽ tiến hành quá trình tịnh thân cho người nam. Dao dùng để thực hiện thường được làm bằng đồng hoặc bằng vàng để tránh nhiễm trùng.
- Tiếp đó người thái giám lập tức được những "đao tử tượng" dìu đi quanh phòng trong hai ba giờ liền trước khi được quyền nằm nghỉ. Người đó vừa đau đớn, vừa khát nước nhưng không được ăn uống và tiểu tiện trong ba ngày. Sau ba ngày, vải băng được cởi ra và cái nút được rút ra và nếu bệnh nhân có thể đi tiểu được ngay thì vụ giải phẫu thành công và qua được thời kỳ nguy hiểm. Nếu người thái giám không tiểu tiện được có nghĩa là đường sinh thực khí đã bị thu hẹp hay bịt kín và chỉ còn đường chờ chết...
Theo lịch sử ghi lại, có đến20% thái giámkhông thể vượt qua "địa ngục" đầy khổ đau này trước khi nhìn thấy lầu son gác tía chốn cung đình.
Cũng vì quá trình tịnh thân quá đau đớn và nguy hiểm này mà nghề tịnh thân sư ngày đó kiếm bội tiền. Tỉ lệ tử vong do tịnh thân cao nên khi muốn trở thành thái giám,nhiều người đã phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để thuê những tịnh thân sư giỏi, có kĩ thuật chuẩn xác. Tùy theo mức giá do thân chủ đưa ra, tịnh thân sư sẽ có các phương pháp đảm bảo mạng sống cho họ, hoặc chỉ cần cắt và mặc kệ sống chết.
Nỗi nhục nhã và chịu sự khinh rẻ của kiếp đời Thái giám
Không chỉ phải chịu đựng những đau đớn về thể xác, mà sau khi đã vượt qua cửa tử, trở thành Thái giám, những người “đàn ông lỡ dở” này cũng phải sống một đời sống tinh thần tủi nhục. Mặc dù họ được hưởng đầy đủ, sung sướng về mặt vật chất nhưng lại thiếu thốn, khổ đau về tình cảm. Đặc biệt là với những người bất đắc dĩ phải đi theo nghề này.
Đối với tổ tiên, cha mẹ, họ tự coi mình làtội nhânbất hiếu; đối với bản thân, họ không thoát khỏi cái cảnhtrăm năm cô đơn, và đến khi nhắm mắt, sẽ trở thành loài ma lang thang, không nơi nương tựa. Vì vậy, họ níu vào chùađể nương nhờ hương khói mai sau và đã có những thời, thái giám trở thành một tầng lớp cách biệt.
Về phần ngoại mạo, người đã bị yêm cát thay đổi rất nhiều, trở nên có nhiều nữ tính, không mọc râu, không lộ hầu, ngực nhô lên, mông nở, giọng nói the thé, hành động yểu điệu, da dẻ cũng nhẵn nhụi hơn trông chẳng khác gì đàn bà giả đàn ông. Vì hạ thể nở nang (đùi và chân to ra) nên thái giám thường đi chân chữ bát, bước ngắn mà nhanh. Thái giám cũng dễ trở nên phì nộn, mặc dầu da thịt thường nhão nhoẹt nhưng đến già lại teo đi nên những người có tuổi da dẻ lại nhăn nheo hơn bình thường khiến thái giám bốn mươi tuổi trông già như người già tám mươi.
Sau khi đã cắt bỏ bộ phận sinh dục, âm nang, âm hành của họ được gọi dưới cái tênbảo cụsẽ được dùng những kỹ thuật riêng để bảo tồn và coi như một món đồ quý, giữ gìn rất cẩn thận. Trước hết bảo cụ được tẩm vôi bột để cho khỏi thối và làm sạch để cho được khô ráo, sau đó dùng vải hay giấy bản lau sạch rồi mới đem ướp trong hương liệu để cho dầu thấm vào, đặt trong bao bằng lụa, cất trong hộp gỗ rồi hàn kín lại. Người ta chọn ngày lành tháng tốt cung kính đưa chiếc hộp đó đến từ đường họ người bị thiến, cung kính treo chiếc hộp đó trên xà nhà. Sau đó mỗi năm, họ lại rút cái hộp đó lên cao thêm một chút, ý chúc tụng cho người bị yêm hoạn phục vụ trong triều đình được thăng quan tiến chức.
Việc gìn giữ "bảo cụ" có hai lý do:
- Thứ nhất, mỗi khi được thăng thưởng thái giám phục vụ trong cung đình đều phải trình cho thượng quan xem của quý để chứng minh rằng quả thực mình đã được tĩnh thân (nghiệm bảo).
- Thứ hai, là khi người đó chết đi, lúc tẩm liệm người ta sẽ hạ phần thân thể bị cắt ra còn đang treo trên xà nhà xuống may cho dính lại chỗ cũ, còn tờtự nguyện yêm cát thư(đơn tình nguyện xin cắt bỏ bộ phận sinh dục) sẽ được đốt trước linh sàng để người chết được khôi phục nguyên trạng ngõ hầu dưới cửu tuyền còn mặt mũi mà nhìn lại cha mẹ tổ tiên và nếu có đầu thai thì kiếp sau cũng được toàn vẹn thân thể.
Chính thủ tục này cũng gây nên nhiều chuyện trớ trêu, hoặc đao tử tượng giữbảo cụlàm của riêng để sau này bán lại hoặc cho thuê những ai muốn thăng quan nhưng lại không giữ được món đồ của mình vì bị thất lạc hay bị kẻ gian ăn cắp mất. Mỗi khi có biến loạn ở kinh thành, nhiều thái giám đã hoảng hốt chạy đi tìm cái bảo cụ của mình, có khi tranh cướp nhau để mong được chết toàn thây.
Người bị thiến ngoài những thay đổi thể chất, tinh thần cũng ảnh hưởng nặng nề và chính vì thế họ trở nên độc ác, nhỏ nhen, tàn nhẫn khác với người thường. Ngoài ra, thái giám vì bị khiếm khuyết các cơ ở hạ bộ nên thường hay bị són nước tiểu ra quần, thành thử nặng mùi nên cũng hay bị chế diễu. Trong một xã hội còn kém văn minh, những người bất hạnh vì cơ thể bị khuyết tật không được xã hội ưu đãi mà thường bị ngược đãi.