Hành trình hơn 4 thế kỷ gìn giữ 'lửa' làng nghề trên mảnh đất Thăng Long

Được 'khai sinh' từ thế kỷ XVII, làng nghề đúc đồng Ngũ Xã được coi là một trong bốn nghề tinh hoa bậc nhất của Kinh thành Thăng Long. Đến nay, nơi đây vẫn bền bỉ giữ nghề trong dòng chảy lịch sử.

 Theo lịch sử của làng nghề, vào những năm 1600, triều đình nhà Lê mời 5 thợ đúc có tay nghề cao tại năm xã Đông Mai, Châu Mỹ, Lộng Thượng, Đào Viên và Điện Tiền về kinh thành gọi là Tràng Ngũ Xã. Để ghi nhớ năm làng quê gốc của mình, người dân đã lấy tên làng là Ngũ Xã. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Theo lịch sử của làng nghề, vào những năm 1600, triều đình nhà Lê mời 5 thợ đúc có tay nghề cao tại năm xã Đông Mai, Châu Mỹ, Lộng Thượng, Đào Viên và Điện Tiền về kinh thành gọi là Tràng Ngũ Xã. Để ghi nhớ năm làng quê gốc của mình, người dân đã lấy tên làng là Ngũ Xã. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Thời ấy, làng Ngũ Xã chuyên đúc tiền và đồ thờ cho triều đình. Theo thời gian, nghề đúc ngày càng phát triển, đúc các đồ dùng phục vụ đời sống hằng ngày như mâm, nồi, chậu đồng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Thời ấy, làng Ngũ Xã chuyên đúc tiền và đồ thờ cho triều đình. Theo thời gian, nghề đúc ngày càng phát triển, đúc các đồ dùng phục vụ đời sống hằng ngày như mâm, nồi, chậu đồng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Ngoài ra, người dân Ngũ Xã đúc một số đồ thờ cúng như tượng Phật, bát hương, đỉnh, đèn nến, lọ hoa, bộ tam sự, ngũ sự bằng đồng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Ngoài ra, người dân Ngũ Xã đúc một số đồ thờ cúng như tượng Phật, bát hương, đỉnh, đèn nến, lọ hoa, bộ tam sự, ngũ sự bằng đồng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Nhờ vậy, làng đúc đồng Ngũ Xã trở nên quen thuộc gần gũi với người dân khắp mọi miền đất nước và truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Nhờ vậy, làng đúc đồng Ngũ Xã trở nên quen thuộc gần gũi với người dân khắp mọi miền đất nước và truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Tới thế kỷ XX, sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Giải phóng Thủ đô năm 1954, đáp ứng nhu cầu của thời thế và xã hội, người dân làng Ngũ Xã chuyển sang nghề đúc nhôm, làm ra các sản phẩm nồi nấu cơm, xoong chia cơm, đồ gia dụng, phục vụ cho chiến tranh, quốc phòng và dân sinh. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Tới thế kỷ XX, sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Giải phóng Thủ đô năm 1954, đáp ứng nhu cầu của thời thế và xã hội, người dân làng Ngũ Xã chuyển sang nghề đúc nhôm, làm ra các sản phẩm nồi nấu cơm, xoong chia cơm, đồ gia dụng, phục vụ cho chiến tranh, quốc phòng và dân sinh. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Thời kỳ này, dù trải qua giai đoạn lịch sử khó khăn với nhiều biến động xã hội, với tình yêu làng nghề, người dân làng Ngũ Xã ngày đó quyết tâm không để những giá trị làng nghề bị mai một, tiếp tục trau dồi, học tập và nâng cao tay nghề. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Thời kỳ này, dù trải qua giai đoạn lịch sử khó khăn với nhiều biến động xã hội, với tình yêu làng nghề, người dân làng Ngũ Xã ngày đó quyết tâm không để những giá trị làng nghề bị mai một, tiếp tục trau dồi, học tập và nâng cao tay nghề. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Tới nay, dù nghề đứng trước nguy cơ bị mai một, thế hệ con cháu của dân làng Ngũ Xã vẫn kiên trì học hỏi rèn luyện, kế thừa những tinh hoa của cha ông đã được lưu truyền hơn 400 năm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Tới nay, dù nghề đứng trước nguy cơ bị mai một, thế hệ con cháu của dân làng Ngũ Xã vẫn kiên trì học hỏi rèn luyện, kế thừa những tinh hoa của cha ông đã được lưu truyền hơn 400 năm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Sự khác biệt sản phẩm đồng của Ngũ Xã chính là kỹ thuật đúc liền khối. Đúc liền khối đối với các sản phẩm nhỏ đã không đơn giản, đối với các sản phẩm có kích thước cực lớn lại càng khó khăn, phức tạp. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Sự khác biệt sản phẩm đồng của Ngũ Xã chính là kỹ thuật đúc liền khối. Đúc liền khối đối với các sản phẩm nhỏ đã không đơn giản, đối với các sản phẩm có kích thước cực lớn lại càng khó khăn, phức tạp. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Hoa văn được các người thợ lành nghề trạm trổ lên các sản phẩm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Hoa văn được các người thợ lành nghề trạm trổ lên các sản phẩm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Với đôi bàn tay khéo léo và cảm nhận của người làm nghề, những khối đồng sẽ 'thay da đổi thịt' trước khi được đánh bóng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Với đôi bàn tay khéo léo và cảm nhận của người làm nghề, những khối đồng sẽ 'thay da đổi thịt' trước khi được đánh bóng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Những sản phẩm đồng đúc trải qua những công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì của người thợ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Những sản phẩm đồng đúc trải qua những công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì của người thợ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Công đoạn cuối là đánh bóng để cho ra sản phẩm hoàn thiện cuối cùng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Công đoạn cuối là đánh bóng để cho ra sản phẩm hoàn thiện cuối cùng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Sản phẩm chủ đạo hiện nay thường là đồ thờ cúng bát hương, đỉnh, đèn nến, lọ hoa, bộ tam sự, ngũ sự bằng đồng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Sản phẩm chủ đạo hiện nay thường là đồ thờ cúng bát hương, đỉnh, đèn nến, lọ hoa, bộ tam sự, ngũ sự bằng đồng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Bên cạnh đó còn là sản phẩm như tượng Phật, tượng Bồ Tát. Các sản phẩm đồng Ngũ Xã làm ra đã trải qua bao thăng trầm cùng thời gian vẫn luôn được coi là hình mẫu về nghệ thuật và chất lượng kỹ thuật. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Bên cạnh đó còn là sản phẩm như tượng Phật, tượng Bồ Tát. Các sản phẩm đồng Ngũ Xã làm ra đã trải qua bao thăng trầm cùng thời gian vẫn luôn được coi là hình mẫu về nghệ thuật và chất lượng kỹ thuật. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

(Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/hanh-trinh-hon-4-the-ky-gin-giu-lua-lang-nghe-tren-manh-dat-thang-long-post980841.vnp