Hậu Giang: Điểm đến an toàn, thân thiện với nhiều mô hình du lịch hấp dẫn
Đến Hậu Giang, du khách đã có những điểm đến ấn tượng, vừa mang nét chung miền sông nước, vừa mang nét riêng của tỉnh.
Hậu Giang nằm ở trung tâm châu thổ sông Cửu Long, tỉnh có nhiều địa danh nổi tiếng, sông nước miệt vườn với cây xanh trái ngọt, nhiều nơi còn lưu giữ nét đẹp hoang sơ, dân dã và môi trường trong lành, vì lẽ đó du lịch Hậu Giang được các chuyên gia đánh giá có nhiều tiềm năng, đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn, ấn tượng đối với du khách trong và ngoài nước.
Có thể thấy du lịch Hậu Giang những năm qua đã từng bước định hình, phát triển, như những khu, điểm du lịch, hình thành một số tua tuyến trọng điểm, có được như thế là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo đồng bộ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Bên cạnh đó là sự đầu tư hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện.
Đơn cử như mạng lưới giao thông đang từng bước hoàn chỉnh, kết nối thông thương giữa các tỉnh lân cận như Thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đã tác động tích cực, tạo đà cho du lịch của tỉnh phát triển.
Ngoài ra, tỉnh cũng triển khai các đề án phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2025; Hội thảo chung tay làm du lịch nông nghiệp… từ đó làm cho du lịch Hậu Giang có nhiều chuyển biến tích cực.
Các điểm đến hình thành và thu hút khách của Hậu Giang có thể kể ra như: Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Kênh xáng Xà No, Chợ nổi Ngã Bảy, cánh đồng khóm Cầu Đúc, làng trần Vị Thủy, vườn dâu Thiên Ân...
Trong đó, Hậu Giang đang lưu giữ tài nguyên thiên nhiên quý mà không một địa phương nào có được đó là “Lá phổi xanh” mang tên Lung Ngọc Hoàng với hơn 2.800 ha rừng tràm ngập nước, những sân chim với hơn 20.000 cá thể hoạt động thường xuyên và liên tục, 900 động thực vật. Lung Ngọc Hoàng được xem là báu vật của ĐBSCL, nơi này còn giữ nguyên hệ sinh thái lung đìa chưa bị phá vỡ như những khu rừng tràm khác.
Một báu vật khác của Hậu Giang chính là Kênh xáng Xà No trên 100 năm tuổi. Kênh xáng Xà No với lịch sử hình thành lâu đời, gắn liền với quá trình khẩn hoang của Hậu Giang và nét đẹp văn hóa miệt vườn, dòng kênh này được cho là điểm đến thú vị cho du khách gần xa.
Một báu vật khác của Hậu Giang chính là Kênh xáng Xà No trên 100 năm tuổi. Kênh xáng Xà No với lịch sử hình thành lâu đời, gắn liền với quá trình khẩn hoang của Hậu Giang và nét đẹp văn hóa miệt vườn, dòng kênh này được cho là điểm đến thú vị cho du khách gần xa.
Hồi tháng 9 vừa qua, dự án “Chợ du lịch Xà No kết nối với Khu Bảo tổn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng” đã được khởi công xây dựng, hứa hẹn thu hút thêm hàng triệu lượt khách du lịch trong tương lai gần cho Hậu Giang.
Khi đó, lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang nhận định, tổ hợp Chợ du lịch Xà No là điểm nhấn quan trọng trong phát triển du lịch của Hậu Giang. Đồng thời là cơ hội thúc đẩy giao thương và kết nối du lịch Hậu Giang với cả nước.
Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang đã xây dựng và đưa vào khai thác mô hình du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng xanh-thân thiện môi trường… đã nhận được sự đồng thuận và cùng tham gia của người dân.
Đây là cách khai thác và phát huy thế mạnh của địa phương một cách hiệu quả trong khi chưa có kinh phí để thực hiện những dự án du lịch lớn.
Song song đó, Hậu Giang xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mang thế mạnh, đặc trưng của tỉnh như mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật chế biến đa dạng hóa các sản phẩm từ đặc sản của tỉnh, đồng thời nâng cao các giá trị chuỗi sản phẩm OCOP.
Ngoài việc đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch, Hậu Giang đang tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch; đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch, chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch, nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về phát triển du lịch.
Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cho rằng, cách mạng công nghiệp 4.0 đang từng ngày từng giờ làm thay đổi tư duy, phương thức sản xuất trong mọi lĩnh vực, trong đó có du lịch.
Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cho rằng, cách mạng công nghiệp 4.0 đang từng ngày từng giờ, từng ngày làm thay đổi tư duy, phương thức sản xuất trong mọi lĩnh vực, trong đó có du lịch.
Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang khẳng định, Hậu Giang sẵn sàng hợp tác và cần tiếp nhận công nghệ làm du lịch, để làm giàu hơn, đặc sắc hơn các sản phẩm du lịch hiện có, thích ứng với nhu cầu của thị trường và phải làm sao để du khách biết đến Hậu Giang và các sản phẩm du lịch đó.
Cùng với đó Hậu Giang tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố trong khu vực để liên kết, mở rộng thị trường và mời gọi các doanh nghiệp du lịch đến khảo sát các điểm du lịch trên địa bàn Hậu Giang.
Đồng thời, tăng cường xúc tiến, mời gọi một số doanh nghiệp, chủ đầu tư có năng lực tài chính, có chuyên môn về du lịch để phát triển một số mô hình mẫu về du lịch nông nghiệp gắn với các loại hình lưu trú khác nhau, sau đó nhân rộng ra các khu vực lân cận để tăng khả năng thành công. Sở NN&PT thí điểm xây dựng một số mô hình làm nông nghiệp thông minh kết hợp du lịch, và nông nghiệp xanh, thông minh kết hợp du lịch là hướng đi của Hậu Giang.
Hậu Giang duy trì hoạt động trang thông tin điện tử quảng bá, xúc tiến du lịch và liên kết các mạng xã hội như: Facebook, Youtube... nhằm đẩy mạnh kết nối thông tin với du khách, doanh nghiệp du lịch thuận lợi hơn. Quảng bá hình ảnh du lịch Hậu Giang bằng các kênh đa phương tiện như: truyền hình, báo, tạp chí... xây dựng phim tư liệu về văn hóa, con người và vùng đất Hậu Giang, các khu, điểm du lịch, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến bạn bè trong, ngoài nước; qua đó thu hút khách du lịch, kêu gọi các nhà đầu tư đến với Hậu Giang.
Xu hướng du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp
Du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp là xu hướng chung hiện nay. Trong khi nhiều tỉnh, thành chưa tìm ra sản phẩm cho riêng mình thì Hậu Giang rất giàu tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này. Hậu Giang có các địa điểm du lịch cộng đồng thu hút du khách tham quan như: Khu du lịch sinh thái Lung Ngọc Hoàng, du lịch cộng đồng khóm Cầu Đúc… Đặc biệt là trang trại sữa dê Ngọc Đào, ở ấp 2B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, trở thành điểm đến khám phá và trải nghiệm đầy sức hút.
Trang trại sữa dê có hơn 300 con, trên diện tích khoảng 20 công đất. Mỗi tuần vào thứ bảy và chủ nhật, trang trại tiếp đón hàng trăm du khách.
Trang trại sản xuất 4 loại sản phẩm: Yaour sữa dê, sữa dê sấy khô, sữa dê thanh trùng, phô mai sữa dê với giá hợp lý. 4 sản phẩm này đều được công nhận OCOP và đạt chuẩn 4 sao.
Theo lãnh đạo Tổng Cục Du lịch Việt Nam, để phát triển du lịch cộng đồng trong thời gian tới, Hậu Giang cần quan tâm tới đào tạo, dạy kỹ năng, tập huấn cho bà con nông dân cách làm du lịch, nhất là các kỹ năng như giao tiếp với khách du lịch, cũng như chú trọng bảo vệ môi trường khi khai thác du lịch. Để sức sống du lịch lan tỏa, hiện tại tỉnh đã tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để các hộ dân, cán bộ, nhân viên tại điểm du lịch nâng cao ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa và các kỹ năng thiết thực làm du lịch và phục vụ du lịch.
Theo các chuyên gia, Hậu Giang muốn phát triển ngành "công nghiệp không khói" theo hướng bền vững thời gian tới tỉnh cần có sự định hướng và đồng hành từ chính quyền địa phương, các đơn vị lữ hành, còn phía người dân cũng cần có sự thay đổi tư duy sang hướng chuyên nghiệp, sáng tạo hơn với mô hình kinh tế.
Theo Ông Lê Tiến Châu – Bí Thư Tỉnh ủy Hậu Giang tại Hội thảo “Chung tay làm du lịch nông nghiệp” cho rằng, hội tụ và lan tỏa, hợp tác để cùng phát triển và thành công là xu thế tất yếu trong thế giới hiện đại, và ông kỳ vọng, mong muốn tiếp tục có cơ hội hợp tác với các đối tác để chung tay phát triển du lịch nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang, và xa hơn nữa là của khu vực ĐBSCL.