Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Trương Phi được miêu tả là một mãnh tướng có tính khí nóng nảy, bộc trực nhưng võ nghệ cao cường.
Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa huynh đệ tại vườn đào đã trở thành điển tích nổi tiếng lịch sử Tam Quốc.
Theo đó, mối quan hệ của Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi vô cùng khăng khít và bền chặt. Trương Phi dốc sức làm việc cho Lưu Bị khi có chung chí hướng.
Khi Quan Vũ bị quân Ngô giết chết vào năm 219, Trương Phi vô cùng đau buồn và thường uống rượu thay cơm. 2 năm sau, Lưu Bị lên ngôi hoàng đế và phong cho Trương Phi làm Xa kị tướng quân kiêm Tư Lệ hiệu úy, Tây Hương hầu.
Kế đến Lưu Bị ra lệnh cho binh sĩ tiến đánh Đông Ngô để báo thù cho cái chết của Quan Vũ. Khi ấy, Trương Phi nhận lệnh Lưu Bị dẫn quân bản bộ xuất phát từ Lãng Trung đến Giang Châu hội binh với chủ soái.
Lúc tới Lãng Trung, Trương Phi hạ lệnh trong 3 ngày thì quân sĩ phải may xong cờ trắng, áo giáp trắng để mọi người mặc đồ tang sang đánh Ngô.
Trước yêu cầu của Trương Phi, Phạm Cương và Trương Đạt nói rằng không thể hoàn thành công việc trên trong 3 ngày. Tức giận, Trương Phi sai người trói Phạm Cương và Trương Đạt đánh 50 roi và vẫn giữ nguyên yêu cầu như trên. Thậm chí, Trương Phi còn nói nếu không hoàn thành thì 2 người sẽ bị chém đầu.
Với vết thương da thịt lớn, sau khi trở về, Phạm Cương và Trương Đạt lập mưu giết Trương Phi trong lúc mãnh tướng này ngủ say. Nói là làm, 2 người này cầm dao lẻn vào nơi Trương Phi ngủ sau khi say rượu. Họ rút dao đâm vào bụng khiến mãnh tướng này chỉ kêu được 1 tiếng rồi tắt thở.
Kế đến, Phạm Cương và Trương Đạt chặt đầu Trương Phi và mang sang cho Tôn Quyền để lập công với chủ mới. Khi Lưu Bị chỉ huy quân tấn công Đông Ngô thì Tôn Quyền sai người trói Phạm Cương và Trương Đạt giao cho nhà Thục vì muốn cầu hòa.
Vì vậy, con tra của Trương Phi là Trương Bào đích thân cầm dao xẻo từng miếng thịt của Phạm Cương và Trương Đạt để trả thù cho cái chết của cha.
Mời quý độc giả xem video: Trailer "Tào Tháo" (nguồn: Youtube).
Tâm Anh (TH)