Hé lộ vai trò của nhóm 'áo len xanh' trên tàu sân bay Trung Quốc

Sĩ quan chỉ huy Zhou Xiaoyong đang quản lý một nhóm 'áo len xanh' trên tàu sân bay CNS Sơn Đông của Trung Quốc. Đây là tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc thiết kế và đóng hoàn toàn trong nước.

Nhóm áo len xanh chịu trách nhiệm hướng dẫn chiến đấu cơ cất cánh trên tàu sân bay Sơn Đông. Ảnh: China Daily

Nhóm áo len xanh chịu trách nhiệm hướng dẫn chiến đấu cơ cất cánh trên tàu sân bay Sơn Đông. Ảnh: China Daily

Tờ China Daily dẫn lời ông Zhou cho biết, mỗi người làm việc trên boong tàu sân bay đều có nhiệm vụ cụ thể, được thể hiện bằng màu áo len, áo vest và mũ bảo hiểm. Nhóm của Zhou chịu trách nhiệm phóng máy bay chiến đấu J-15, mũi nhọn của tàu sân bay Trung Quốc.

Tàu Sơn Đông là tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc, được đưa vào biên chế của Hạm đội Nam Hải vào tháng 12/2019. Tàu là nơi neo đậu của hàng chục máy bay chiến đấu J-15 và trực thăng trong quá trình triển khai.

Sĩ quan Zhou từng phục vụ trên tàu sân bay Liêu Ninh, nhưng sau này được điều chuyển sang tàu Sơn Đông với tư cách là sĩ quan phụ trách các vụ phóng khí tài trên tàu sân bay mới. Ông Zhou, người đã hỗ trợ máy bay J-15 cất cánh hàng nghìn lần, đã giúp thành lập một đội ngũ lính mới được đào tạo bài bản.

Ảnh: China Daily.

Ảnh: China Daily.

Viên sĩ quan này cho hay, việc hướng dẫn và lái một máy bay phản lực cỡ lớn trên sàn đáp của tàu sân bay chưa bao giờ là việc dễ dàng. "Phi công không được phép để máy bay lăn bánh như trên đường băng thông thường vì diện tích sàn đáp rất hạn chế và thường chất đầy máy bay cũng như các thiết bị khác. Thay vào đó, phi công phải điều khiển máy bay di chuyển chậm nhất có thể tại một số thời điểm và đôi khi phải đổi hướng nhanh chóng để di chuyển máy bay tới vị trí được chỉ định. Điều đó có nghĩa, phi công phải phối hợp chặt chẽ với nhân viên của tôi và điều quan trọng nhất là phải tuân theo các tín hiệu tay của họ".

Ảnh: China Daily

Ảnh: China Daily

Ông Zhou nhấn mạnh, việc hợp tác nhịp nhàng là mục tiêu của các phi công hải quân và đồng đội trên boong tàu. "Trước mỗi chuyến đi, đơn vị máy bay chiến đấu sẽ mời nhóm phóng tới căn cứ không quân để làm việc với các phi công. Việc này sẽ giúp các phi công làm quen với mọi quy trình trên boong trước khi cất cánh máy bay".

Theo ông Zhou, việc mặc áo len sặc sỡ, áo vest và đeo kính bảo hộ, dùng tín hiệu tay để hướng dẫn máy bay chiến đấu cất, hạ cánh ở trên boong tàu sân bay nghe có vẻ khá ngầu. Song, thực tế là các thành viên trong nhóm của ông phải chịu đựng hàng loạt thử thách, gồm cả âm thanh chói tai, khói động cơ nóng như thiêu đốt, gió biển mạnh không ngừng nghỉ.

Ảnh: China Daily.

Ảnh: China Daily.

Ngoài ra, nhóm áo len xanh phải đứng rất gần vòi phun ở phía đuôi của máy bay. "Mỗi khi phi công bật chế độ đốt sau nhằm tăng lực đẩy của động cơ trước khi chiến đấu cơ J-15 lao lên trời, chúng tôi luôn bị tiếng gầm rú chói tai của động cơ dội vào tai, dù đã đeo nút tai lẫn bịt tai", ông Zhou kể.

Hoài Linh

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/he-lo-vai-tro-cua-nhom-ao-len-xanh-tren-tau-san-bay-trung-quoc-2424597.html