Hệ lụy nguy hiểm từ việc người dân 'tự làm bác sĩ'
Quá bận rộn, không có thời gian tới cơ sở y tế thăm khám khi xuất hiện các triệu chứng bệnh hay tâm lý sợ bệnh viện đã hình thành thói quen 'tự làm bác sĩ' của nhiều người dân.
Việc làm này như “con dao 2 lưỡi” có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe - tài sản quý báu nhất của mỗi người.
Bệnh viện có, tại sao phải “tự làm bác sĩ”?
ThS.BSNT Trần Tiến Tùng - Chuyên khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: Hiện nay, thực trạng nhiều người có triệu chứng đau ốm tự đoán bệnh và tự điều trị tại nhà rất phổ biến; hoặc các trường hợp khác hỏi ý kiến những người không có chuyên môn hay dược sĩ tại hiệu thuốc thay vì đi khám ở các cơ sở y tế.
Thực tế, mạng lưới y tế ở nước ta 10 năm trở lại đây đã phủ dày hơn trên bản đồ chữ S với sự mở rộng của nhiều đơn vị y tế ngoài công lập. Tuy nhiên, từ đâu mà nhiều người dân vẫn có thói quen “tự làm bác sĩ”? Cùng lắng nghe những chia sẻ sau:
Chị N.T.T (38 tuổi, ở Hà Nội) cho biết: “Tôi xuất hiện các cơn ho kéo dài khoảng nửa năm nay, đã ra hiệu thuốc xin tư vấn và mua thuốc uống nhưng hiện tại vẫn chưa thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, với thời gian làm việc tại cơ quan 8-10 tiếng/ngày, tối về nhà lo chuyện cơm nước, dạy các con học, đặc biệt, việc xin nghỉ cũng không dễ dàng bởi gây gián đoạn công việc liên quan đến nhiều bộ phận khác nên cứ lần nữa chuyện đi khám”.
Một nguyên nhân khác được chị T.H.H (26 tuổi, ở Bắc Giang) chia sẻ: “Do bệnh viện là môi trường tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh tật nên tôi không thích đến bệnh viện, thậm chí thấy sợ đến bệnh viện, đặc biệt trong giai đoạn dịch chồng dịch căng thẳng như hiện nay”.
Cũng mang tâm lý trên, ông N.Đ.T (75 tuổi, ở Đồng Nai) bộc bạch: “Tôi rất sợ đi bệnh viện vì cứ đi khám là ra bệnh, hơn nữa tuổi già ai mà không có bệnh. Mặc dù tôi biết suy nghĩ đó không tốt nhưng nhiều khi vẫn nghĩ thà không biết còn an tâm hơn”.
Tất cả những nguyên nhân trên: do cuộc sống hiện đại rút ngắn quỹ thời gian chăm sóc sức khỏe của mỗi người, nỗi sợ bệnh viện hay những trở ngại bởi khoảng cách địa lý gây tốn kém nhiều chi phí khi đi khám bệnh đã hình thành tâm lý chủ quan, khiến người dân “tặc lưỡi” cho qua, thay bác sĩ làm “nhiệm vụ” khi cơ thể có tình trạng bất thường.
Tự chữa bệnh theo kinh nghiệm có thể là “liều thuốc độc”
Theo ThS.BSNT Trần Tiến Tùng, nhiều người dân không hề có kiến thức chuyên môn hay kinh nghiệm y khoa có thói quen “tự làm bác sĩ” gây ra những hậu quả khôn lường và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Thứ nhất, không xác định đúng, bệnh vẫn tồn tại và tiến triển trong cơ thể, đến khi phát hiện đã chuyển giai đoạn cấp tính và mạn tính, gây khó khăn trong điều trị, thậm chí đe dọa tính mạng cơ thể.
Thứ hai, bỏ lỡ giai đoạn “vàng” có thể điều trị bệnh dễ dàng. Ví dụ, bệnh lý viêm tấy quanh Amidan nếu không chữa trị ngay có thể hình thành ổ áp xe phải chích rạch, muộn hơn có thể gây ra nhiễm trùng huyết nguy hiểm đến tính mạng; hoặc các bệnh lý ung thư được phát hiện sớm sẽ dễ dàng điều trị và kéo dài cơ hội sống hơn khi nhận biết ở giai đoạn muộn.
Thứ ba, tự đoán bệnh và tự ý mua thuốc khi không có đơn chỉ định của bác sĩ dẫn tới việc điều trị không hiệu quả, đặc biệt dùng sai thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Điển hình như vấn đề đáng được quan tâm trong ngành y hiện nay là tình trạng kháng kháng sinh do lạm dụng dùng kháng sinh bừa bãi, khiến càng ngày việc sử dụng thuốc không còn hiệu quả, gây khó khăn trong quá trình điều trị bệnh.
Giải pháp nào có thể thay đổi thói quen xấu này?
Thấu hiểu thói quen và tâm lý của khách hàng, đồng thời mong muốn mang đến những cơ hội chăm sóc sức khỏe ưu việt hơn cho người dân Việt Nam, gần 30 năm trước, GS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí - Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Hệ thống Y tế MEDLATEC quyết tâm mang tiện ích y tế mới mẻ từ đất nước Nhật Bản xa xôi về quê hương.
Sự ra đời của dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi mà MEDLATEC tiên phong triển khai đã góp phần hạn chế tình trạng người dân “tự làm bác sĩ” bởi những ưu điểm sau:
Phù hợp với nhu cầu của người dân trong cuộc sống ngày càng bận rộn, chỉ cần một cuộc gọi có thể đặt lịch xét nghiệm bất cứ thời gian và địa điểm nào.
Mang cơ hội chăm sóc sức khỏe đến gần hơn với các đối tượng: người cao tuổi, phụ nữ có thai, người có tình trạng sức khỏe yếu đang điều trị bệnh tại nhà…
Giảm bớt nỗi lo lây nhiễm chéo khi tới bệnh viện trong các thời điểm “dịch chồng dịch”.
Hành trình gần ⅓ thế kỷ ra đời, đến nay, dịch vụ đã nhận được sự tin dùng và trở thành một tiện ích không thể thiếu đồng hành cùng người dân trong quá trình chăm sóc sức khỏe.
Hơn 2.000 danh mục xét nghiệm ở đầy đủ các chuyên khoa như xét nghiệm NIPT, xét nghiệm ADN,...và hệ thống labo xét nghiệm được kiểm chuẩn chất lượng nghiêm ngặt theo hai tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP là lợi thế đặc biệt của Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC.
Bên cạnh đó, MEDLATEC luôn cam kết phục vụ những lợi ích tốt nhất cho cộng đồng, trong suốt gần 30 năm qua, khách hàng chỉ cần chi trả thêm 10.000 VNĐ phí đi lại bên cạnh chi phí xét nghiệm.
Hiện nay, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi đã phủ khắp toàn quốc với 38 labo xét nghiệm, 30 văn phòng và hơn 50 điểm thu gom mẫu, phục vụ tối đa nhu cầu xét nghiệm của người dân từ Bắc vào Nam.
Đặc biệt, qua nền tảng công nghệ số từ app My Medlatec, khách hàng có thể dễ dàng theo dõi chi tiết lịch trình của cán bộ lấy mẫu và tình trạng vận chuyển mẫu xét nghiệm theo thời gian thực. Khi có kết quả, khách hàng được liên hệ tư vấn nhanh chóng bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm và tận tâm với tinh thần “người bệnh như người nhà”.
Đừng vì một giờ chủ quan mà làm nguy hại đến sức khỏe cả đời. Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe ngay từ hôm nay với dịch vụ xét nghiệm tận nơi - giải pháp sức khỏe thông minh cho mọi nhà!
Quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch xét nghiệm tận nơi nhanh nhất.
Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/he-luy-nguy-hiem-tu-viec-nguoi-dan-tu-lam-bac-si.html