Nga có sở trường phát triển các loại vũ khí hạt nhân có sức hủy diệt rất lớn (ít nhất là trên phương tiện truyền thông), như tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu ngầm robot với đầu đạn có sức công phá 100 megaton.
Nhưng có lẽ, điều đáng sợ nhất là hệ thống vũ khí “ngày tận thế” được phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh, có thể tự động phóng tên lửa mà không cần con người nhấn nút, để khởi động một cuộc tấn công hạt nhân toàn diện.
Những hệ thống tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, được chỉ huy bởi một hệ thống gọi là “Perimeter” hoặc “Dead Hand (bàn tay chết)”, hay “vũ khí ngày tận thế”; có thể trở lại biên chế chiến đấu của lực lượng tên lửa chiến lược Nga và độ chết chóc còn cao hơn.
Hành động đưa hệ thống chỉ huy Perimeter trở lại biên chế chiến đấu của Nga diễn ra sau khi chính quyền dưới thời Tổng thống Trump tuyên bố, Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF), được ký năm 1987 dưới thời Liên Xô.
Hiệp ước INF nhằm loại bỏ kho dự trữ tên lửa tầm ngắn và tầm trung khổng lồ một thời của Mỹ và Liên Xô. Nhưng sau này, Donald Trump cáo buộc rằng, Nga đã vi phạm, khi phát triển và triển khai các tên lửa hành trình vi phạm điều khoản của Hiệp ước.
Điều này khiến Moscow vô cùng tức giận và lo sợ rằng, Mỹ sẽ một lần nữa, giống như trong Chiến tranh Lạnh, triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu. Đây không khác gì hành động “kề dao” vào cổ Nga.
Vì do vị trí địa lý, Nga phải phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ phần lãnh thổ Nga, hoặc phóng từ tàu ngầm, để tấn công vào phần lãnh thổ Mỹ. Tuy nhiên, các tên lửa tầm ngắn hơn của Mỹ, đặt tại Đức hoặc Ba Lan, có thể vươn tới trung tâm của Nga.
Viktor Yesin, người chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược của Nga trong thập niên 1990, đã nói về hệ thống chỉ huy tên lửa Perimeter/ Dead Hand trong một cuộc phỏng vấn trên tờ báo Nga Zvezda. Yesin nói rằng, nếu Mỹ bắt đầu triển khai tên lửa tầm trung ở châu Âu, Nga sẽ xem xét áp dụng học thuyết về một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu.
Tuy nhiên Yesin cũng nếu những khó khăn của Nga đối với Zvezda: “Liệu Nga có thời gian để trả lời, nếu thời gian bay của tên lửa giảm xuống còn 2-3 phút, khi Mỹ triển khai tên lửa tầm trung gần biên giới của Nga không? Trong trường hợp này, mọi hy vọng chỉ đặt vào hệ thống chỉ huy Perimeter cho một cuộc tấn công trả đũa”.
Theo ông Yesin: “Hệ thống chỉ huy Perimeter vẫn đang hoạt động, nó thậm chí đã được cải tiến so với trước. Nhưng hiện nay, Nga chỉ còn lại rất ít loại vũ khí gắn với hệ thống này; vì vậy, Nga chỉ có thể phóng những tên lửa còn sót lại, sau cuộc tấn công phủ đầu của đối phương”.
Không rõ Yesin muốn nói gì, khi nói rằng hệ thống đã được “cải tiến”, hay thậm chí chính xác ý của anh ấy là “đang hoạt động”. Hệ thống Perimeter hoạt động bằng cách liên kết và ra lệnh phóng các ICBM SS-17 được sửa đổi đặc biệt, có nhiệm vụ truyền tín hiệu phóng tới các ICBM mang đầu đạn hạt nhân, từ các giếng phóng cố định hoặc trên các tàu ngầm nằm rải rác trên lãnh thổ Nga và ở các đại dương.
David Hoffman, tác giả của cuốn sách “Bàn tay chết”, cuốn sách hoàn chỉnh về hệ thống chỉ huy Perimeter, đã mô tả Perimeter một cách chi tiết, để độc giả có thể thấy rõ hơn vệ hệ thống vũ khí “Ngày tận thế” của Liên Xô/Nga.
Đầu tiên “Cơ quan quyền lực cao nhất (Tổng thống Nga)” sẽ chuyển vali hạt nhân cho sĩ quan tùy tùng, khi nhận thấy có một cuộc tấn công hạt nhân. Tín hiệu mã hóa đặc biệt từ vali hạt nhân sẽ truyền đến Sở chỉ huy nằm dưới các boongke sâu dưới lòng đất.
Nếu lệnh tiến công phủ đầu được đưa ra, hoặc có bằng chứng các cuộc tấn công hạt nhân đang nhằm vào lãnh thổ Nga (hoặc đã xảy ra); và lúc này, tất cả thông tin liên lạc bị mất, thì các sĩ quan trực trong boongke có thể phóng tên lửa chỉ huy của hệ thống Perimeter.
Tên lửa chỉ huy là loại tên lửa đặc biệt, các tên lửa chỉ huy sẽ phóng khắp đất nước, phát tín hiệu “phóng” tới các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đang trực ở dưới các giếng phóng hoặc trên các tàu ngầm. Các tên lửa này nhận lệnh, sẽ phóng vào các mục tiêu được cài tọa độ sẵn, thực hiện nhiệm vụ trả đũa hạt nhân ồ ạt.
Đã có những đồn đại và thêu dệt về hệ thống chỉ huy Perimeter; nhưng gạt bỏ những yếu tố kỳ bí, điều này cho thấy một trong những điều kỳ lạ của hệ thống này, đó là Liên Xô đã giữ bí mật về sự tồn tại của họ với đối thủ Mỹ, mà nhiệm vụ của họ được cho là phải ngăn chặn.
Hệ thống chỉ huy Perimeter là một vũ khí cuối cùng. Nó được tạo ra để đảm bảo rằng ngay cả khi quyền lãnh đạo của Liên Xô/Nga bị xóa sổ, thì một đòn đáp trả hạt nhân vẫn có thể được đưa ra nhằm vào phương Tây và NATO để trả đũa. Đây là lý do để phần còn lại của thế giới phải lo lắng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một bức ảnh đã mở ra khủng hoảng hạt nhân ở Cuba và suýt kéo cả thế giới vào cuộc Chiến tranh Thế giới thứ ba. Nguồn: VOX.
Tiến Minh