Hệ thống phòng không hiện đại IRIS-T thúc thủ trước UAV tự sát Nga

IRIS-T là tổ hợp phòng không tầm trung hiện đại do Đức chế tạo, trong thực chiến, tổ hợp phòng không này đã chứng minh tính hiệu quả rất cao. Tuy nhiên mới đây nó đã bị máy bay cảm tử phá hủy.

Tổ hợp phòng không IRIS-T được Đức và Thụy Điển hợp tác phát triển trên nền tảng các tiêu chuẩn mới với kiến trúc mở, tạo sự linh hoạt tối đa trong quá trình nâng cấp.

Tổ hợp vũ khí này cho phép kết hợp các yếu tố bao gồm cảm biến, radar, hệ thống điều khiển chiến đấu, thông tin liên lạc... từ các nhà sản xuất khác nhau vào một nền tảng duy nhất

Điểm độc đáo của tổ hợp phòng không này đó là nó sử dụng tên lửa không đối không IRIS-T có thể tấn công các mục tiêu trên không trong phạm vi 25 km.

Nhà thầu Diehl sản xuất cho biết, tên lửa IRIS-T SLM chính là "trái tim" của tổ hợp phòng không này.

Phần mũi của tên lửa được cải tiến giúp nâng cao tầm bắn và độ cao của tên lửa.

Hệ thống vector lực đẩy cho phép nó "tăng tốc tối đa ngay sau khi phóng".

Đạn tên lửa IRIS-T có thông số kỹ thuật cơ bản bao gồm: trọng lượng 87,4 kg; chiều dài 2,93 m; đường kính thân 127 mm; sải cánh 447 mm; lắp đầu nổ phá mảnh uy lực cao.

Đầu dò hồng ngoại của tên lửa IRIS-T có độ nhạy cao và chống lại được các biện pháp đối kháng điện tử của đối phương.

Kết cấu thân cùng động cơ mạnh mẽ trang bị hệ thống kiểm soát vector lực đẩy giúp chúng có khả năng truy sát mục tiêu cực tốt.

Đặc tính ưu việt khác của tên lửa IRIS-T đó là nó có khả năng bao quát phạm vi lên đến 360 độ, điều này đặc biệt lợi thế trong việc truy đuổi mục tiêu.

Tên lửa của tổ hợp phòng không IRIS-T có hai chế độ bắn: khóa trước khi phóng (LOBL) và khóa sau khi phóng (LOAL), cho phép tiêu diệt hiệu quả mục tiêu ở mọi góc độ, trong nhiều điều kiện giao tranh.

Tổ hợp tên lửa phòng không IRIS-T đặt trên khung xe kéo moóc BV 410 đem lại sự cơ động cao.

Tổ hợp tên lửa phòng không IRIS-T đặt trên khung xe kéo moóc BV 410 đem lại sự cơ động cao.

Nhà sản xuất cho biết, tổ hợp phòng không IRIS-T ra đời để bảo vệ các đơn vị quân đội và cơ sở hạ tầng khỏi tên lửa hành trình, máy bay cánh cố định cũng như trực thăng tấn công của đối phương.

Trong thực chiến, IRIS-T đã chứng minh đây là tổ hợp phòng không hiệu quả, nhiều quốc gia bao gồm cả Đức cũng đã đặt mua thêm vũ khí này.

Tuy vậy, chúng cũng bị thiệt hại ít nhiều trước đòn tấn công bởi UAV tự sát Lancet. Mới đây, trang Armyrecognition cho biết, quân đội Nga đã phá hủy bệ phóng tên lửa thuộc tổ hợp phòng không IRIS-T.

Tuy vậy, chúng cũng bị thiệt hại ít nhiều trước đòn tấn công bởi UAV tự sát Lancet. Mới đây, trang Armyrecognition cho biết, quân đội Nga đã phá hủy bệ phóng tên lửa thuộc tổ hợp phòng không IRIS-T.

Sau khi phát hiện hệ thống tên lửa của tổ hợp phòng không IRIS-T, Nga liền cho UAV tự sát Lancet tấn công và phá hủy mục tiêu.

UAV tự sát Lancet của Nga đang chứng minh là dòng vũ khí tỏa sáng trong xung đột tại Đông Âu. Chúng được phát triển bởi Zala, một công ty con của tập đoàn vũ khí nổi tiếng Kalashnikov.

UAV tự sát Lancet có trọng lượng cất cánh 12 kg, có thể mang theo đầu đạn nặng 3 kg, tầm bay tối đa 40 km.

Trước đó báo chí Nga đã đăng tải đoạn video ghi lại cảnh UAV cảm tử Lancet tấn công và phá hủy một đài radar TRML-4D - bộ não của hệ thống phòng không IRIS-T.

Mất hệ thống radar TRML-4D, tổ hợp phòng không IRIS-T sẽ bị tê liệt. Dù vậy giới phân tích cho rằng, phá hủy radar vẫn dễ hơn so với việc phá hủy hệ thống phóng tên lửa.

Đây là lần đầu tiên UAV tự sát Lancet Nga phá hủy hệ thống phóng tên lửa thuộc tổ hợp phòng không IRIS-T.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/he-thong-phong-khong-hien-dai-iris-t-thuc-thu-truoc-uav-tu-sat-nga-post547710.antd