Hệ thống phòng thủ Avenger Mỹ được coi là lá chắn phòng thủ tầm gần trước các tên lửa hoặc UAV vũ trang và UAV tấn công tự sát, trực thăng vũ trang và máy bay cường kích của đối phương trên chiến trường
Được điều khiển hoàn toàn tự động, hệ thống tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Avenger luôn là ưu tiên hàng đầu của quân đội Mỹ bởi trọng lượng nhẹ, tính cơ động cao.
Tổ hợp phòng không Avenger được Mỹ phát triển từ những năm 1980 và sản xuất từ năm 1989 tới nay.
Nhà phát triển cho biết, hệ thống này dễ dàng ngăn chặn hoặc tiêu diệt các mục tiêu trên không nhờ số tên lửa và súng máy hặng nặng được gắn sẵn trên tháp.
Để cơ động, hệ thống phòng thủ tầm gần Avenger được thiết kế để đặt trên khung gầm xe bọc thép Humvee.
Tuy vậy nếu chúng được triển khai tại các khu vực tòa nhà chính phủ, lúc này hệ thống này sẽ được gắn cố định.
Tổ hợp phòng không tầm ngắn Avenger gồm một tháp pháo xoay 360 độ với hai cụm ống phóng chứa 8 tên lửa FIM-92 Stinger.
Ngoài ra còn có một khẩu đại liên M3 cỡ nòng 12,7 mm.
Tổ hợp phòng không tầm ngắn FIM-92 Stinger được tháo các bộ phận ngắm bắn và chỉ giữ lại ống phóng chứa tên lửa để lắp vào cụm ống phóng của Avenger.
Tên lửa Stinger có tầm bắn hơn 4,8 km và hạ được mục tiêu bay ở độ cao 3.8 km trở xuống, phù hợp với nhiệm vụ bắn hạ máy bay cỡ nhỏ, máy bay không người lái (UAV) và các loại tên lửa có tốc độ bay chậm của đối phương.
Khi phóng từ hệ thống Avenger, tên lửa Stinger có thể tiếp nhận dữ liệu về mục tiêu mà không cần phải hướng trực diện vào nó.
Ngay khi khai hỏa, tên lửa Stinger nhanh chóng đạt tốc độ tới Mach 2,4 để lao vào mục tiêu.
Đầu đạn của tên lửa chứa 1,02 kg thuốc nổ HTA-3 có thể va chạm mục tiêu phát nổ hoặc tự động phát nổ sau 17 giây kể từ khi được bắn đi, từ đó tạo ra một vùng công phá nhất định để hủy diệt mục tiêu.
Hiện Mỹ đang biên chế hơn 1.000 tổ hợp phòng không tầm thấp này.
Chúng được bố trí tại các tòa nhà trọng yếu chính phủ, cơ quan ngoại giao và các căn cứ quân sự Mỹ trên khắp thế giới.
Ngoài Mỹ còn có một số quốc gia cũng đang biên chế tổ hợp này trong đó có Ukraine.
Theo RT, để bảo vệ một số mục tiêu tại thành phố Ugledar, tỉnh Donetsk khỏi các cuộc tấn công của Nga, phòng không Ukraine đã triển khai hệ thống phòng không tầm ngắn Avenger.
Quân đội Nga phát hiện ra vị trí triển khai tổ hợp phòng không này và lập tức UAV Lancet đã được triển khai tấn công
"Chúng tôi đã biến kẻ đi săn thành con mồi. Sau khi khóa mục tiêu từ xa, chiếc UAV tự sát Lancet đã phá hủy Avenger đang trong trạng thái triển khai chiến đấu", lực lượng Nga tại Ukraine cho biết.
Kể từ khi chính thức hoạt động trong thành phần tác chiến của Quân đội Ukraine hồi giữa tháng 3/2023, Avenger đã đánh chặn thành công nhiều trực thăng, UAV tấn công và cả tên lửa hành trình Nga. Đây là lần đầu tiên Nga đánh trả thành công hệ thống này.