Hiện trạng đường ven sông Sài Gòn Sun Group đề xuất làm 10 làn xe

Sun Group đề xuất TP.HCM làm tuyến giao thông ven sông Sài Gòn với 8-10 làn xe theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040 tầm nhìn đến năm 2060.

 Mới đây, Công ty CP Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) đã có văn bản gửi UBND TP.HCM để đóng góp ý kiến liên quan Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung, TP.HCM sẽ có tuyến giao thông ven sông Sài Gòn tổng chiều dài 78,2 km, được chia làm 6 phân đoạn.

Mới đây, Công ty CP Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) đã có văn bản gửi UBND TP.HCM để đóng góp ý kiến liên quan Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung, TP.HCM sẽ có tuyến giao thông ven sông Sài Gòn tổng chiều dài 78,2 km, được chia làm 6 phân đoạn.

 Tuyến đại lộ này được nối từ cầu Bến Súc (huyện Củ Chi) dọc theo sông Sài Gòn đến điểm cuối là ngã ba Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi (quận 1) dài 78,2 km.

Tuyến đại lộ này được nối từ cầu Bến Súc (huyện Củ Chi) dọc theo sông Sài Gòn đến điểm cuối là ngã ba Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi (quận 1) dài 78,2 km.

 Tại khu vực nội thành, tuyến đường uốn theo sông Sài Gòn đoạn qua trung tâm thành phố được đề xuất đầu tư với kinh phí 1.800 tỷ đồng, giúp kết nối giao thông và không gian ven bờ.

Tại khu vực nội thành, tuyến đường uốn theo sông Sài Gòn đoạn qua trung tâm thành phố được đề xuất đầu tư với kinh phí 1.800 tỷ đồng, giúp kết nối giao thông và không gian ven bờ.

 Đoạn đường dài gần 2 km, rộng 31-33 m, kết nối từ đường Tôn Đức Thắng (quận 1) tới khu Tân Cảng (quận Bình Thạnh) vượt qua hai khu dân cư cao cấp ở khu vực là Saigon Pearl và Vinhomes Central Park.

Đoạn đường dài gần 2 km, rộng 31-33 m, kết nối từ đường Tôn Đức Thắng (quận 1) tới khu Tân Cảng (quận Bình Thạnh) vượt qua hai khu dân cư cao cấp ở khu vực là Saigon Pearl và Vinhomes Central Park.

 Khi hình thành, tuyến đường sẽ mở ra hướng đi mới từ cầu Sài Gòn vào khu trung tâm, tạo thêm không gian cho người dân tiếp cận dòng sông thay vì nhiều đoạn ven bờ tại đây đang là đường nội bộ bị đứt đoạn.

Khi hình thành, tuyến đường sẽ mở ra hướng đi mới từ cầu Sài Gòn vào khu trung tâm, tạo thêm không gian cho người dân tiếp cận dòng sông thay vì nhiều đoạn ven bờ tại đây đang là đường nội bộ bị đứt đoạn.

 Đoạn đường ven sông này trước đó đã được quy hoạch trong Đồ án phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu trung tâm TP.HCM hiện hữu (930 ha) nhưng chưa hình thành. Dọc tuyến có một số đoạn đã được chủ đầu tư các dự án xây dựng với chiều rộng 15-35 m. Tuy nhiên, giao thông chưa kết nối thông suốt, như giữa khu Saigon Pearl và Vinhomes đang bị ngăn cách bởi một bức tường.

Đoạn đường ven sông này trước đó đã được quy hoạch trong Đồ án phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu trung tâm TP.HCM hiện hữu (930 ha) nhưng chưa hình thành. Dọc tuyến có một số đoạn đã được chủ đầu tư các dự án xây dựng với chiều rộng 15-35 m. Tuy nhiên, giao thông chưa kết nối thông suốt, như giữa khu Saigon Pearl và Vinhomes đang bị ngăn cách bởi một bức tường.

 Hiện tại, quá trình phát triển hành lang bờ sông Sài Gòn được đánh giá chưa đồng bộ, làm hạn chế tiềm năng khai thác. TP.HCM đang điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040, tầm nhìn 2060. Trong đó, sông Sài Gòn được xác định là trung tâm và điểm nhấn trong các quy hoạch này.

Hiện tại, quá trình phát triển hành lang bờ sông Sài Gòn được đánh giá chưa đồng bộ, làm hạn chế tiềm năng khai thác. TP.HCM đang điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040, tầm nhìn 2060. Trong đó, sông Sài Gòn được xác định là trung tâm và điểm nhấn trong các quy hoạch này.

 Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung, phân đoạn số 6 (đoạn từ đường Vành đai 3 đến cầu Bến Súc, tỉnh Bình Dương) hiện kết thúc tại cầu Bến Súc. Về phân đoạn này, Sun Group đề xuất bổ sung thành 2 hướng kết nối.

Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung, phân đoạn số 6 (đoạn từ đường Vành đai 3 đến cầu Bến Súc, tỉnh Bình Dương) hiện kết thúc tại cầu Bến Súc. Về phân đoạn này, Sun Group đề xuất bổ sung thành 2 hướng kết nối.

 Thứ nhất, hướng kết nối đến tỉnh Bình Dương sẽ kết thúc tại cầu Bến Súc - tức giữ nguyên theo định hướng Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung - kết nối vào đường tỉnh 744 (thuộc Bình Dương).

Thứ nhất, hướng kết nối đến tỉnh Bình Dương sẽ kết thúc tại cầu Bến Súc - tức giữ nguyên theo định hướng Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung - kết nối vào đường tỉnh 744 (thuộc Bình Dương).

 Đường ĐT 744 (Bình Dương) dài hơn 60 km, qua TP Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, huyện Dầu Tiếng và kết nối với tỉnh Tây Ninh. Đường ĐT 744 là tuyến đường huyết mạch, đem đến sự thuận lợi về giao thương, kinh tế giữa trung tâm tỉnh Bình Dương với thị xã Bến Cát, huyện Dầu Tiếng và tỉnh Tây Ninh.

Đường ĐT 744 (Bình Dương) dài hơn 60 km, qua TP Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, huyện Dầu Tiếng và kết nối với tỉnh Tây Ninh. Đường ĐT 744 là tuyến đường huyết mạch, đem đến sự thuận lợi về giao thương, kinh tế giữa trung tâm tỉnh Bình Dương với thị xã Bến Cát, huyện Dầu Tiếng và tỉnh Tây Ninh.

 Thứ hai, hướng kết nối đến tỉnh Tây Ninh, nhà đầu tư đề xuất kết nối theo Tỉnh lộ 6 (thuộc TP.HCM) hướng về phía Tây Ninh sau đó kết nối vào đường tỉnh 789 (thuộc tỉnh Tây Ninh). Đây là đường Quốc lộ 22C theo định hướng phát triển mạng lưới giao thông Vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thứ hai, hướng kết nối đến tỉnh Tây Ninh, nhà đầu tư đề xuất kết nối theo Tỉnh lộ 6 (thuộc TP.HCM) hướng về phía Tây Ninh sau đó kết nối vào đường tỉnh 789 (thuộc tỉnh Tây Ninh). Đây là đường Quốc lộ 22C theo định hướng phát triển mạng lưới giao thông Vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 Dự án đường ven sông Sài Gòn đi qua huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 12. Đây là khu vực ngoại thành, chủ yếu là đất nông nghiệp và đất bồi ven sông, thưa thớt nhà dân, cơ sở hạ tầng khác. Do đó, việc đầu tư xây dựng một tuyến đại lộ ven sông qua khu vực trên sẽ giúp tiết kiệm chi phí và nhanh hơn rất nhiều so với việc giải phóng mặt bằng để xây đường trong khu vực nội thành.

Dự án đường ven sông Sài Gòn đi qua huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 12. Đây là khu vực ngoại thành, chủ yếu là đất nông nghiệp và đất bồi ven sông, thưa thớt nhà dân, cơ sở hạ tầng khác. Do đó, việc đầu tư xây dựng một tuyến đại lộ ven sông qua khu vực trên sẽ giúp tiết kiệm chi phí và nhanh hơn rất nhiều so với việc giải phóng mặt bằng để xây đường trong khu vực nội thành.

 Khi làm tuyến đại lộ này, chủ đầu tư có thể kết hợp chỉnh trang, khai thác quỹ đất hành lang bảo vệ bờ sông Sài Gòn rộng đến 50 m vào việc xây dựng tiện ích phục vụ người dân như công viên, bến du thuyền, hoạt động thể dục thể thao dưới nước, lối đi bộ, nhà hàng, trung tâm triển lãm, nhà hát, nhà văn hóa...

Khi làm tuyến đại lộ này, chủ đầu tư có thể kết hợp chỉnh trang, khai thác quỹ đất hành lang bảo vệ bờ sông Sài Gòn rộng đến 50 m vào việc xây dựng tiện ích phục vụ người dân như công viên, bến du thuyền, hoạt động thể dục thể thao dưới nước, lối đi bộ, nhà hàng, trung tâm triển lãm, nhà hát, nhà văn hóa...

 Với tốc độ di chuyển 100 km/h, khi dự án hoàn thành, người dân tại trung tâm TP.HCM chỉ mất khoảng 35-40 phút đi từ huyện Củ Chi về quận 1, trong khi hiện nay mất khoảng 2 tiếng.

Với tốc độ di chuyển 100 km/h, khi dự án hoàn thành, người dân tại trung tâm TP.HCM chỉ mất khoảng 35-40 phút đi từ huyện Củ Chi về quận 1, trong khi hiện nay mất khoảng 2 tiếng.

 Ngoài rút ngắn thời gian đi lại, thuyết minh dự án tuyến đại lộ này khi hoàn thành nêu việc khai thác được khoảng 15.000 ha đất hoang hóa tại Củ Chi. Đồng thời, thúc đẩy phát triển vùng đất đầy tiềm năng ở khu Tây Bắc TP.HCM, giúp giãn hơn một triệu dân từ vùng trũng hay bị ngập lên một vùng đất cao hơn, hình thành các khu đô thị mới hiện đại trong tương lai.

Ngoài rút ngắn thời gian đi lại, thuyết minh dự án tuyến đại lộ này khi hoàn thành nêu việc khai thác được khoảng 15.000 ha đất hoang hóa tại Củ Chi. Đồng thời, thúc đẩy phát triển vùng đất đầy tiềm năng ở khu Tây Bắc TP.HCM, giúp giãn hơn một triệu dân từ vùng trũng hay bị ngập lên một vùng đất cao hơn, hình thành các khu đô thị mới hiện đại trong tương lai.

 Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt đầu từ Bình Phước, sau đó qua Tây Ninh, Bình Dương và TP.HCM. Đoạn sông chảy qua TP.HCM dài khoảng 80 km được ví như "dải lụa mềm" uốn lượn, tạo ra các bán đảo đẹp.

Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt đầu từ Bình Phước, sau đó qua Tây Ninh, Bình Dương và TP.HCM. Đoạn sông chảy qua TP.HCM dài khoảng 80 km được ví như "dải lụa mềm" uốn lượn, tạo ra các bán đảo đẹp.

Quỳnh Danh

Nguồn Znews: https://znews.vn/hien-trang-duong-ven-song-sai-gon-sun-group-de-xuat-lam-10-lan-xe-post1506298.html