Hiện tượng 'siêu trăng' là gì?

Từ xa xưa, xem siêu trăng là một hiện tượng báo hiệu cho những điều bất ổn của thiên nhiên hay những chỉ báo/cơn giận dữ của thần linh.

Siêu trăng có thể hiểu là trăng mới hoặc trăng tròn xảy ra khi mặt trăng nằm gần với trái đất nhất trên quỹ đạo của nó.. Ảnh: Reuters

Siêu trăng có thể hiểu là trăng mới hoặc trăng tròn xảy ra khi mặt trăng nằm gần với trái đất nhất trên quỹ đạo của nó.. Ảnh: Reuters

Chính vì vậy mà rất nhiều hoạt động thờ cúng được diễn ra với mong muốn hóa giải điềm xấu và cầu mong những điều tốt đẹp.

Trên thực tế, thuật ngữ siêu trăng được bắt nguồn từ chiêm tinh học – một lĩnh vực dựa trên sự chuyển động của các hành tinh để nghiên cứu/dự đoán về tính cách và các sự kiện/xu hướng diễn ra trong đời sống con người.

Thuật ngữ siêu trăng được đề cập lần đầu tiên vào năm 1979 bởi Nolle. Ông cho rằng siêu trăng có thể hiểu là trăng mới hoặc trăng tròn xảy ra khi mặt trăng nằm gần với trái đất nhất trên quỹ đạo của nó.

Một cách khác để xác định siêu trăng khi nó nằm trong khoảng 90% của khoảng cách từ vị trí hiện tại đến trái đất. Tuy nhiên số liệu 90% này chưa được giải thích một cách cụ thể.

Mãi đến sau năm 2011, thuật ngữ siêu trăng (Supermoon) mới trở nên phổ biến trong giới học thuật và những người yêu thích thiên văn học.

Mặt trăng di chuyển xung quanh trái đất theo một quỹ đạo hình Oval. Khi mặt trăng di chuyển đến vị trí gần trái đất nhất (cực cận), chúng ta nhận được hình ảnh mặt trăng từ trái đất có kích thước lớn hơn.

Đặc biệt hơn nữa, khi 3 hành tinh mặt trời, mặt trăng và trái đất quay đến vị trí xếp thẳng hàng và mặt trăng ở cận điểm. Hình ảnh phản chiếu cho chúng ta thấy mặt trăng có kích thước lớn hơn và độ sáng cao hơn. Chính vì vậy mà nó được gọi là siêu mặt trăng hay hiện tượng siêu trăng./.

Trần Trung (Tổng hợp)

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/hien-tuong-sieu-trang-la-gi/247475.html