Hiệu quả bước đầu việc giảng dạy chữ Mường

Ngày 8/9/2016, UBND tỉnh có Quyết định số 2295/QĐ-UBND về việc phê chuẩn Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Bộ chữ dân tộc Mường gồm 28 chữ cái; 24 phụ âm đầu; 1 âm đệm. Việc ra đời bộ chữ Mường có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là chữ viết chính thức của dân tộc Mường và góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Mường tại tỉnh. Ngày 28/6/2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1349/QĐ-UBND phê duyệt Đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh. Sau 5 năm triển khai, bộ chữ Mường đã bắt đầu đi vào đời sống.

Ngày 8/9/2016, UBND tỉnh có Quyết định số 2295/QĐ-UBND về việc phê chuẩn Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Bộ chữ dân tộc Mường gồm 28 chữ cái; 24 phụ âm đầu; 1 âm đệm. Việc ra đời bộ chữ Mường có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là chữ viết chính thức của dân tộc Mường và góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Mường tại tỉnh. Ngày 28/6/2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1349/QĐ-UBND phê duyệt Đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh. Sau 5 năm triển khai, bộ chữ Mường đã bắt đầu đi vào đời sống.

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường cho giáo viên, cán bộ, công chức, viên chức năm 2024.

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường cho giáo viên, cán bộ, công chức, viên chức năm 2024.

Chữ Mường là bộ chữ mới, do đó vấp phải không ít khó khăn, vướng mắc khi đưa vào giảng dạy. Ra đời từ năm 2016 nhưng đến ngày 29/3/2022, Bộ GD&ĐT mới ban hành Công văn số 1169 cho phép Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Hòa Bình bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường đối giáo viên, cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC). Ngày 29/6/2023, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 3203 về việc cho phép Trường CĐSP Hòa Bình tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường theo Thông tư số 09, ngày 18/4/2023 của Bộ GD&ĐT quy định về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là những căn cứ quan trọng để tỉnh có thể triển khai việc bồi dưỡng, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho CBCCVC. Từ đó đẩy nhanh việc đưa bộ chữ Mường đi vào cuộc sống.

Đồng chí Nguyễn Thị Lệ Hường, Hiệu trưởng Trường CĐSP Hòa Bình cho biết: Sau khi được sự chấp thuận của Bộ GD&ĐT, nhà trường đã tổ chức thẩm định và ban hành chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc Mường cho các cơ sở giáo dục phổ thông thời lượng 600 tiết, ban hành 1 bộ tài liệu đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc Mường đảm bảo các yêu cầu chương trình đặt ra. Hiện, nhà trường có 12 giảng viên thực hiện nhiệm vụ đào tạo giáo viên dạy tiếng DTTS, bồi dưỡng tiếng DTTS (tiếng Mường) cho CBCCVC, lực lượng vũ trang (LLVT); 100% giảng viên đáp ứng yêu cầu về đội ngũ được quy định tại Thông tư số 09, ngày 18/4/2023 của Bộ GD&ĐT.

Tính đến tháng 9/2024, Trường CĐSP Hòa Bình đã triệu tập 476 học viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mường. Trong đó, khối tiểu học 197 giáo viên; khối THCS 221 giáo viên; khối THPT 58 giáo viên. 100% học viên là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, có bằng tốt nghiệp CĐSP trở lên và nói thành thạo tiếng dân tộc Mường, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về đối tượng tham gia đào tạo giáo viên dạy tiếng DTTS quy định tại Thông tư số 09; có 471 học viên đã được cấp chứng chỉ.

Đối với việc bồi dưỡng, cấp chứng chỉ tiếng DTTS (tiếng Mường) cho CBCCVC và LLVT, tính đến thời điểm hiện tại, Trường CĐSP Hòa Bình đã tổ chức được 8 lớp bồi dưỡng cho 388 học viên, cấp chứng chỉ cho 268 học viên, còn lại đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng, chưa thi cuối khóa 118 người. Trường CĐSP Hòa Bình sẽ liên tục mở các lớp bồi dưỡng chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho CBCCVC.

Qua thực tiễn triển khai việc bồi dưỡng, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho giáo viên, CBCCVC và LLVT tỉnh cho thấy, đội ngũ giảng viên, báo cáo viên tham gia giảng dạy nhiệt tình, có trách nhiệm. Phương pháp giảng dạy tích cực, giúp học viên dễ tiếp thu kiến thức và vận dụng vào thực tiễn công tác, cuộc sống. Thông qua khảo sát, nhìn chung học viên đánh giá là hợp lý, có tính thực tiễn cao và đánh giá cao về chất lượng của khóa đào tạo. Học viên cũng nhận xét tốt về lượng kiến thức tiếp thu được trong khóa đào tạo, đó là cập nhật kiến thức cũng như kỹ năng về ngôn ngữ, văn hóa, phương pháp giảng dạy tiếng dân tộc cho học sinh phổ thông, đáp ứng nhiệm vụ dạy và học tiếng DTTS trong trường phổ thông.

Hiệu trưởng Trường CĐSP Hòa Bình cho biết thêm: Trong những năm tới, Trường CĐSP Hòa Bình tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng tiếng DTTS (tiếng Mường) nhằm nâng cao, cập nhật kiến thức văn hóa dân tộc, kỹ năng sử dụng tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường cho đội ngũ CBCCVC làm công tác dân tộc, làm việc trực tiếp với đồng bào DTTS. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy tiếng DTTS (tiếng Mường) cho các cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, chuẩn bị cho dạy thí điểm tiếng dân tộc Mường tại các trường phổ thông.

Dương Liễu

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/218/195421/hieu-qua-buoc-dau-viec-giang-day-chu-muong.htm