Hiệu quả ứng dụng của giải pháp 'Phần mềm hỗ trợ người khiếm thị'

Với mong muốn giúp người khiếm thị có phương tiện hỗ trợ trong sinh hoạt, học tập, thuận lợi trong giao tiếp và tiếp cận thông tin được nhanh chóng, kịp thời, thạc sĩ Lê Trung Kính (giáo viên Trường THPT Chuyên Tiền Giang) đã nghiên cứu tạo ra giải pháp 'Phần mềm hỗ trợ người khiếm thị (Smart eye)' rất tiện dụng. Giải pháp này đoạt giải Ba tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ XV (2022 - 2023)

thạc sĩ Lê Trung Kính được trao giải Ba tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ XV (2022 - 2023).

thạc sĩ Lê Trung Kính được trao giải Ba tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ XV (2022 - 2023).

Theo thầy Lê Trung Kính, hiện tại, trên điện thoại thông minh (smart phone) được cài đặt nhiều phần mềm chuyên dụng cho người khiếm thị như: Be my eyes (giúp người khiếm thị nhận biết môi trường xung quanh, cảnh báo nguy hiểm), Vision (giúp người khiếm thị xác định màu sắc, tiền, khoảng cách xa gần, vị trí)…

Tuy nhiên, các phần mềm này đều có giá thành cao và không có phiên bản tiếng Việt. Từ đó, thầy Kính bắt tay vào nghiên cứu tạo ra phần mềm sử dụng kho dữ liệu tiếng Việt với giá thành hạ, giúp người khiếm thị dễ tiếp cận và sử dụng.

Phần mềm được thiết kế bao gồm 2 phần chính: Máy chủ và ứng dụng. Theo đó, dữ liệu của người dùng sau khi được ghi lại sẽ gửi về máy chủ để xử lý. Máy chủ sử dụng các mô hình và API từ Google Cloud Vision (chuyển hình ảnh thành dữ liệu ý nghĩa, mở rộng khả năng phân tích) để trả về kết quả ngay lập tức và gửi kết quả về cho người dùng.

THÔNG BÁO HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH TIỀN GIANG LẦN THỨ XVI, NĂM 2024 - 2025

Hội thi do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Sở Khoa học và Công nghệ, Liên đoàn Lao động, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Tiền Giang phối hợp tổ chức.

ĐỐI TƯỢNG DỰ THI:

- Tất cả công dân Việt Nam thuộc các lứa tuổi được tham gia Hội thi với tư cách là cá nhân hoặc tập thể.

- Các giải pháp dự thi là kết quả của hoạt động lao động sáng tạo, sáng kiến, cải tiến và ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động kinh tế - xã hội được tạo ra và áp dụng tại tỉnh Tiền Giang.

- Các giải pháp dự thi đã đạt giải Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng tỉnh Tiền Giang sẽ không được tham dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang (nếu các giải pháp có cải tiến, sáng tạo thêm đạt hiệu quả vẫn được tham dự Hội thi)

LĨNH VỰC DỰ THI

1. Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông;
2. Cơ khí tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải;
3. Vật liệu, hóa chất, năng lượng;
4. Nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên và môi trường;
5. Y dược;
6. Giáo dục và đào tạo.
GIẢI THƯỞNG
* 01 Giải Nhất, trị giá: 30 triệu đồng
* 06 Giải Nhì, mỗi giải trị giá: 24 triệu đồng
* 06 Giải Ba, mỗi giải trị giá: 18 triệu đồng
* 30 Giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá: 6 triệu đồng

THỜI HẠN NHẬN HỒ SƠ DỰ THI CẤP TỈNH: ĐẾN HẾT NGÀY 30-6-2025

Muốn biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang
Địa chỉ: Số 27/9, đường Nguyễn An Ninh, phường 8, TP. Mỹ Tho.
Điện thoại: (0273) 3970171.
Website: http://tusta.com.vn
- Hoặc Ban Tổ chức Hội thi cấp huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện; Phòng Kinh tế thành phố và thị xã).

Ứng dụng được thiết kế để người dùng có thể chụp ảnh, gửi dữ liệu trực tiếp lên máy chủ, cũng như hiển thị thông tin, kết quả được trả về từ máy chủ trong thời gian nhanh chóng. Do đó, sẽ không mất nhiều thời gian để nhận biết sự có mặt của vật thể trong không gian phía trước người khiếm thị.

Về vận hành, khi người khiếm thị sử dụng Smart eye chụp lại khung cảnh trước mắt họ qua điện thoại thông minh, hình ảnh đó sẽ được gửi lên AI server và xử lý, kết quả nhận được là một đoạn giọng nói mô tả trong khung cảnh có những vật gì (mô tả chi tiết về hình dáng, loại vật, chất liệu, cách sử dụng…), giúp người khiếm thị di chuyển và sinh hoạt dễ dàng hơn. Smart eye còn được tích hợp trợ lý ảo có khả năng tìm kiếm thông tin, trò chuyện với người khiếm thị.

Theo thầy Kính, tính mới, tính sáng tạo của phần mềm Smart eye là tạo ra một ứng dụng thông minh, sử dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ người khiếm thị nhận diện nhiều vật thể. Việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp dữ liệu lớn (Big data) ứng dụng vào trợ lý ảo để tạo ra Smart eye, ngoài việc giúp người khiếm thị có thể nhận diện đồ vật ở xa tầm tay, còn giúp họ cập nhật kiến thức, thông tin thời tiết, thời sự, tìm kiếm các dịch vụ liên quan như: Nhà hàng, khách sạn, quán ăn, bệnh viện, dịch vụ công… một cách dễ dàng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng Deep Learning (học sâu) để tạo ra chương trình Smart eye sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với các chương trình trước đó được tạo ra bởi Machine Learning (máy học). Đặc biệt, khi tương tác với trợ lý ảo sẽ giúp người khiếm thị cảm thấy vui vẻ hơn như có thêm một người bạn để tâm sự.

Về khả năng ứng dụng, việc đầu tư phần mềm ứng dụng Smart eye giúp tiết kiệm chi phí hơn so với các phần mềm hiện có trên thị trường (để sử dụng, chỉ cần nạp tiền vào tài khoản trên google API). Ngoài ra, do Smart eye có thể chạy trên hệ điều hành Android nên tương thích với nhiều loại smart phone và người khiếm thị có thể sử dụng smart phone để cài đặt phần mềm ứng dụng Smart eye nhằm hỗ trợ hiệu quả trong sinh hoạt, học tập cũng như tìm kiếm thông tin trên không gian mạng…

VĂN XĨ

Nguồn Ấp Bắc: http://baoapbac.vn/khoa-hoc-doi-song/202406/hieu-qua-ung-dung-cua-giai-phap-phan-mem-ho-tro-nguoi-khiem-thi-1012528/