Hình ảnh chiến sỹ cách mạng hiên ngang dù địch bắt tù đày

Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, chúng ta không thể tránh khỏi hy sinh, mất mát và rất nhiều người con yêu nước quyết tâm đứng lên chiến đấu đã bị địch bắt giữ, tra tấn, sát hại...

Một trong những người chiến sĩ quả cảm đó là anh hùng Nguyễn Văn Trỗi - người đã thực hiện một cuộc đánh bom nhằm thẳng vào phái đoàn quân sự cao cấp do McNamara dẫn đầu hồi tháng 5/1964 nhưng không thành công và bị bắt giữ. Nguồn ảnh: TL.

Một trong những người chiến sĩ quả cảm đó là anh hùng Nguyễn Văn Trỗi - người đã thực hiện một cuộc đánh bom nhằm thẳng vào phái đoàn quân sự cao cấp do McNamara dẫn đầu hồi tháng 5/1964 nhưng không thành công và bị bắt giữ. Nguồn ảnh: TL.

Khi biết tin đồng chí Nguyễn Văn Trỗi bị địch bắt ở Việt Nam, một nhóm biệt đội du kích chống chế độ thân Mỹ ở Venezuela đã đề nghị trao đổi một sĩ quan Mỹ mà họ vừa bắt được mang tên Michael Smolen. Phía Mỹ ban đầu đồng ý nhưng do thông tin liên lạc lạc hậu vào thời điểm đó, Venezuela đã thả Michael Smolen ra trước và sau đó Mỹ "lật kèo", bật đèn xanh cho vụ xử bắn đồng chí Nguyễn Văn Trỗi. Nguồn ảnh: TL.

Khi biết tin đồng chí Nguyễn Văn Trỗi bị địch bắt ở Việt Nam, một nhóm biệt đội du kích chống chế độ thân Mỹ ở Venezuela đã đề nghị trao đổi một sĩ quan Mỹ mà họ vừa bắt được mang tên Michael Smolen. Phía Mỹ ban đầu đồng ý nhưng do thông tin liên lạc lạc hậu vào thời điểm đó, Venezuela đã thả Michael Smolen ra trước và sau đó Mỹ "lật kèo", bật đèn xanh cho vụ xử bắn đồng chí Nguyễn Văn Trỗi. Nguồn ảnh: TL.

Trước khi bị xử tử, anh đã hô lớn: "Hãy nhớ lấy lời của tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! Đả đảo Nguyễn Khánh! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!". Đồng chí Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn lúc 09:45 ngày 15/10/1964. Nguồn ảnh: TL.

Trước khi bị xử tử, anh đã hô lớn: "Hãy nhớ lấy lời của tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! Đả đảo Nguyễn Khánh! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!". Đồng chí Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn lúc 09:45 ngày 15/10/1964. Nguồn ảnh: TL.

Không thể không nhắc đến người con gái với "nụ cười chiến thắng" mang tên Võ Thị Thắng. Bà sinh ra ở Bến Lức, Long An và gia nhập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam từ năm 16 tuổi, hoạt động bí mật trong phong trào Thanh niên - Sinh viên - Học sinh ở Sài Gòn. Nguồn ảnh: TL.

Không thể không nhắc đến người con gái với "nụ cười chiến thắng" mang tên Võ Thị Thắng. Bà sinh ra ở Bến Lức, Long An và gia nhập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam từ năm 16 tuổi, hoạt động bí mật trong phong trào Thanh niên - Sinh viên - Học sinh ở Sài Gòn. Nguồn ảnh: TL.

Sau chiến dịch Mậu thân năm 1968, bà bị bắt và bị chính phủ bù nhìn Sài Gòn kết án tới 20 năm tù khổ sai - một bản án được coi là dã man hơn cả án tử hình vào thời điểm bấy giờ. Bức ảnh "Nụ cười chiến thắng" của bà được một phóng viên người Nhật ghi lại khi bà bị đưa ra xét xử. Nguồn ảnh: TL.

Sau chiến dịch Mậu thân năm 1968, bà bị bắt và bị chính phủ bù nhìn Sài Gòn kết án tới 20 năm tù khổ sai - một bản án được coi là dã man hơn cả án tử hình vào thời điểm bấy giờ. Bức ảnh "Nụ cười chiến thắng" của bà được một phóng viên người Nhật ghi lại khi bà bị đưa ra xét xử. Nguồn ảnh: TL.

Đến năm 1974, bà được trả tự do theo hiệp định Paris. Tại Havana, Cuba thậm chí còn có một trường tiểu học được đặt theo tên bà. Đồng chí Võ Thị Thắng mất năm 2014 ở tuổi 69, Nguyên Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã ghi trong sổ tang của bà và cho rằng bà đã có một cuộc đời "sống vĩ đại, chết vinh quang". Nguồn ảnh: TL.

Đến năm 1974, bà được trả tự do theo hiệp định Paris. Tại Havana, Cuba thậm chí còn có một trường tiểu học được đặt theo tên bà. Đồng chí Võ Thị Thắng mất năm 2014 ở tuổi 69, Nguyên Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã ghi trong sổ tang của bà và cho rằng bà đã có một cuộc đời "sống vĩ đại, chết vinh quang". Nguồn ảnh: TL.

Năm 1958, Bệnh viện Việt - Xô tại Hà Nội tiếp nhận một bệnh nhân đặc biệt, bà là Trần Thị Lý - khi nhập viện đã 25 tuổi nhưng cân nặng chỉ là 26 kg sau khi bị địch bắt giữ và tra tấn liên tục trong vòng... 2 năm trời. Nguồn ảnh: TL.

Năm 1958, Bệnh viện Việt - Xô tại Hà Nội tiếp nhận một bệnh nhân đặc biệt, bà là Trần Thị Lý - khi nhập viện đã 25 tuổi nhưng cân nặng chỉ là 26 kg sau khi bị địch bắt giữ và tra tấn liên tục trong vòng... 2 năm trời. Nguồn ảnh: TL.

Đồng chí Trần Thị Lý đã đi theo Cách mạng từ năm 12 tuổi và tham gia đường dây cán bộ nằm vùng ở Quảng Nam. Năm 1956, bà bị địch bắt giữ và tra tấn bằng những biện pháp dã man, vô nhân tính nhất để ép bà khai ra những người đồng đội của mình. Nguồn ảnh: TL.

Đồng chí Trần Thị Lý đã đi theo Cách mạng từ năm 12 tuổi và tham gia đường dây cán bộ nằm vùng ở Quảng Nam. Năm 1956, bà bị địch bắt giữ và tra tấn bằng những biện pháp dã man, vô nhân tính nhất để ép bà khai ra những người đồng đội của mình. Nguồn ảnh: TL.

Sau hai năm trời tra tấn bà đến kiệt sức nhưng không moi được bất cứ thông tin gì, chúng vứt bà ra bãi rác nhà lao Vĩnh Diện. Bà đã thoát chế một cách thần kỳ, được đồng đội đưa về chăm sóc sau đó bí mật đưa bà sang Campuchia, làm hộ chiếu giả cho bà bay về Hà Nội. Năm 1978 bà kết hôn, tuy nhiên do di chứng nặng nề của hai năm bị tra tấn, bà đã không thể có con. Nguồn ảnh: TL.

Sau hai năm trời tra tấn bà đến kiệt sức nhưng không moi được bất cứ thông tin gì, chúng vứt bà ra bãi rác nhà lao Vĩnh Diện. Bà đã thoát chế một cách thần kỳ, được đồng đội đưa về chăm sóc sau đó bí mật đưa bà sang Campuchia, làm hộ chiếu giả cho bà bay về Hà Nội. Năm 1978 bà kết hôn, tuy nhiên do di chứng nặng nề của hai năm bị tra tấn, bà đã không thể có con. Nguồn ảnh: TL.

Tại rất nhiều khu di tích nhà giam ở miền Nam Việt Nam, những hình ảnh tra tấn tàn bạo, bất nhân của những tên tay sai làm việc cho chính quyền Sài Gòn trước đây đã được phục dựng lại. Nguồn ảnh: VOV.

Tại rất nhiều khu di tích nhà giam ở miền Nam Việt Nam, những hình ảnh tra tấn tàn bạo, bất nhân của những tên tay sai làm việc cho chính quyền Sài Gòn trước đây đã được phục dựng lại. Nguồn ảnh: VOV.

Qua đó, khách thăm quan có thể phần nào hiểu được sự bất khuất, kiên cường của những người con yêu nước dám đánh đổi cả tính mạng mình để bảo vệ lý tưởng, bảo vệ cách mạng. Nguồn ảnh: VOV.

Qua đó, khách thăm quan có thể phần nào hiểu được sự bất khuất, kiên cường của những người con yêu nước dám đánh đổi cả tính mạng mình để bảo vệ lý tưởng, bảo vệ cách mạng. Nguồn ảnh: VOV.

Hình ảnh một "tù binh Cộng sản" bị địch bắt và tra tấn da man trong giai đoạn kháng chiến Chống Mỹ cứu nước. Nguồn ảnh: TL.

Hình ảnh một "tù binh Cộng sản" bị địch bắt và tra tấn da man trong giai đoạn kháng chiến Chống Mỹ cứu nước. Nguồn ảnh: TL.

Một trong hàng ngàn di cốt của người tù ở nhà tú Phú Quốc - nơi được mệnh danh là địa ngục trần gian. Khi được khai quật, di cốt của người tù vô danh này có tổng cộng 16 đinh sắt cắm trên người. Nguồn ảnh: Giaoduc.

Một trong hàng ngàn di cốt của người tù ở nhà tú Phú Quốc - nơi được mệnh danh là địa ngục trần gian. Khi được khai quật, di cốt của người tù vô danh này có tổng cộng 16 đinh sắt cắm trên người. Nguồn ảnh: Giaoduc.

Mời độc giả xem Video: Người Phụ Nữ "nụ Cười Chiến Thắng" Được Phong Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang. Nguồn: VTC1.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/hinh-anh-chien-sy-cach-mang-hien-ngang-du-dich-bat-tu-day-1255633.html