Hình ảnh giả mạo Vụ nổ Lầu Năm Góc
Hình ảnh giả mạo Lầu Năm Góc bị nổ lan truyền vài phút trên mạng xã hội vào ngày 22/5 đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ rối loạn với chỉ số S&P 500 sụt giảm 0,29% so với thời điểm đóng cửa ngày 19/5.
Bức ảnh Lầu Năm Góc nổ lần đầu tiên xuất hiện trên Facebook, sau đó, nó nhanh chóng lan sang Twitter thông qua các tài khoản có lượng người theo dõi lớn, bao gồm cả trang tin tức tài chính lớn ZeroHedge (có dấu kiểm màu xanh thông qua dịch vụ đăng ký Twitter Blue).
Trong vòng vài phút, các nhà kiểm duyệt internet bắt đầu gỡ lỗi hình ảnh; sau đó ZeroHedge đã xóa hình ảnh này khỏi tài khoản của họ.
"Chúng tôi có thể xác nhận rằng đây là thông tin sai và Lầu Năm Góc hôm nay không bị tấn công", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.
Sở cứu hỏa Arlington (bang Virgina) cũng lên tiếng trên mạng xã hội, khẳng định rằng không hề có vụ nổ hay sự cố gì xảy ra tại Lầu Năm Góc hay khu vực lân cận.
Trước đó, AI cũng được dùng để tạo nhiều ảnh giả và gây xôn xao trong thời gian gần đây, như việc giả mạo cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị bắt hay Giáo hoàng Francis mặc áo khoác phao hàng hiệu. Những vụ việc thông tin sai lệch gây ảnh hưởng đến xã hội cho thấy chúng ta cần cẩn trọng hơn với việc tiếp nhận tin tức, đặc biệt là tin trên mạng xã hội.
Nguồn ANTG: https://antg.cand.com.vn/do-day/hinh-anh-gia-mao-vu-no-lau-nam-goc-i695553/