Hình ảnh hàng trăm hộ dân sống bên sông Hoàng Long bị cô lập trong lũ

Hơn 700 hộ dân sống ngoài ngoài đê thuộc xã Gia Thịnh, Gia Viễn, Ninh Bình bị ngập sâu trong nước lũ khi nước sông Hoàng Long dâng cao sau bão số 3.

 Ghi nhận của PLO khu vực ngoài đê sông Hoàng Long đoạn qua khu vực huyện Nho Quan và khu vực làng Kênh Gà, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình ngập trong nước lũ sau bão số 3.

Ghi nhận của PLO khu vực ngoài đê sông Hoàng Long đoạn qua khu vực huyện Nho Quan và khu vực làng Kênh Gà, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình ngập trong nước lũ sau bão số 3.

 Người dân địa phương cho biết, do đã sống quen với cảnh nước lũ dâng cao hàng năm vì thế khi lũ về thì người dân chủ động di dời tài sản, đưa người dân ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

Người dân địa phương cho biết, do đã sống quen với cảnh nước lũ dâng cao hàng năm vì thế khi lũ về thì người dân chủ động di dời tài sản, đưa người dân ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

 Đối với các đàn gia súc cũng được người dân đưa lên cao và làm bằng nhiều cách khác nhau nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra sau bão số 3 đến mức thấp nhất.

Đối với các đàn gia súc cũng được người dân đưa lên cao và làm bằng nhiều cách khác nhau nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra sau bão số 3 đến mức thấp nhất.

 Khoảng 15g chiều nay nước tiếp tục dâng cao hơn so với mặt đường giao thông khoảng 1,5 m nên việc di chuyển giữa các gia đình được sử dụng thuyền chuẩn bị từ trước đó là chủ yếu.

Khoảng 15g chiều nay nước tiếp tục dâng cao hơn so với mặt đường giao thông khoảng 1,5 m nên việc di chuyển giữa các gia đình được sử dụng thuyền chuẩn bị từ trước đó là chủ yếu.

 Ở khu vực ngoài đê Hoàng Long, nước lũ tràn vào nhà dân sâu từ từ 0,5 đến khoảng hơn 1m, song với người dân nơi đây cho rằng việc lũ về không còn quá xa lạ nên cách ứng xử với nước lũ không quá hoảng sợ.

Ở khu vực ngoài đê Hoàng Long, nước lũ tràn vào nhà dân sâu từ từ 0,5 đến khoảng hơn 1m, song với người dân nơi đây cho rằng việc lũ về không còn quá xa lạ nên cách ứng xử với nước lũ không quá hoảng sợ.

 Trao đổi với PLO, bà Trần Thị Lan thôn 2, Kênh Gà thông tin từ nhiều năm qua, nước sông Hoàng Long thường xuyên dâng cao, đối với trẻ nhỏ thì được người lớn đưa đến nơi trú ẩn hoặc ở các ngôi nhà cao tầng hơn.

Trao đổi với PLO, bà Trần Thị Lan thôn 2, Kênh Gà thông tin từ nhiều năm qua, nước sông Hoàng Long thường xuyên dâng cao, đối với trẻ nhỏ thì được người lớn đưa đến nơi trú ẩn hoặc ở các ngôi nhà cao tầng hơn.

 Cũng theo bà Lan nước ngập như vậy cũng chưa phải là bất thường nên trong ngày hôm nay 7-10, nhiều học sinh Trường THCS Gia Thịnh vẫn đi học bình thường và được các bậc phụ huynh đưa đón bằng thuyền của gia đình.

Cũng theo bà Lan nước ngập như vậy cũng chưa phải là bất thường nên trong ngày hôm nay 7-10, nhiều học sinh Trường THCS Gia Thịnh vẫn đi học bình thường và được các bậc phụ huynh đưa đón bằng thuyền của gia đình.

 Theo nhiều người dân địa phương, nước sông Hoàng Long đã dâng cao khoảng hai ngày qua và vẫn chưa có dấu hiệu dừng vì thế người dân đang chủ động và di chuyển đến nơi cao hơn khi lũ vào sâu trong nhà.

Theo nhiều người dân địa phương, nước sông Hoàng Long đã dâng cao khoảng hai ngày qua và vẫn chưa có dấu hiệu dừng vì thế người dân đang chủ động và di chuyển đến nơi cao hơn khi lũ vào sâu trong nhà.

 “Đối với các gia đình có nhà 2 tầng thì không quá lo lắng, toàn bộ tài sản được vận chuyển lên tầng 2 để tránh thiệt hại, mọi sinh hoạt gia đình đều diễn ra cơ bản bình thường vì người dân có sự chuẩn bị từ trước đó nhiều ngày”, ông Trần Văn Đệ chia sẻ.

“Đối với các gia đình có nhà 2 tầng thì không quá lo lắng, toàn bộ tài sản được vận chuyển lên tầng 2 để tránh thiệt hại, mọi sinh hoạt gia đình đều diễn ra cơ bản bình thường vì người dân có sự chuẩn bị từ trước đó nhiều ngày”, ông Trần Văn Đệ chia sẻ.

 Trao đổi với PV ông Trần Duy Nhất, Chủ tịch UBND xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn chia sẻ Kênh Gà với 683 hộ dân bị cô lập hoàn toàn. Nhiều ngày nay hơn 200 học sinh (điểm trường tiểu học, mầm non đặt ở Kênh Gà) đã phải nghỉ học.

Trao đổi với PV ông Trần Duy Nhất, Chủ tịch UBND xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn chia sẻ Kênh Gà với 683 hộ dân bị cô lập hoàn toàn. Nhiều ngày nay hơn 200 học sinh (điểm trường tiểu học, mầm non đặt ở Kênh Gà) đã phải nghỉ học.

 "Hiện nước sông Hoàng Long đang tiếp tục dâng và có thể lên 1m, sẽ khiến nhiều nhà dân và một số di tích lịch sử sẽ bị ngập sâu trong lũ", ông Nhất dự báo.

"Hiện nước sông Hoàng Long đang tiếp tục dâng và có thể lên 1m, sẽ khiến nhiều nhà dân và một số di tích lịch sử sẽ bị ngập sâu trong lũ", ông Nhất dự báo.

 Ghi nhận của PLO tại xã Gia Thịnh đa số các gia đình đều chủ động vận chuyển tài sản đến nơi cao ráo nhằm tránh thiệt hại.

Ghi nhận của PLO tại xã Gia Thịnh đa số các gia đình đều chủ động vận chuyển tài sản đến nơi cao ráo nhằm tránh thiệt hại.

 Tuy nhiên cũng có những gia đình không kịp vận chuyển tài sản cũng gây ra những thiệt hại ban đầu.

Tuy nhiên cũng có những gia đình không kịp vận chuyển tài sản cũng gây ra những thiệt hại ban đầu.

 Trao đổi với PV, Chủ tịch UBND huyện Gia Viễn (Ninh Bình) ông Phạm Văn Tam thông tin, hiện mực nước sông Hoàng Long đã lên 4,2m và có khả năng tiếp tục dâng cao khi mưa lớn xảy ra. Vì thế huyện đã chỉ các địa phương phải bảo vệ tài sản tính mạng của người dân, không được chủ quan, đồng thời sớm sơ tán dân khi nước lũ sông Hoàng Long tiếp tục dâng cao.

Trao đổi với PV, Chủ tịch UBND huyện Gia Viễn (Ninh Bình) ông Phạm Văn Tam thông tin, hiện mực nước sông Hoàng Long đã lên 4,2m và có khả năng tiếp tục dâng cao khi mưa lớn xảy ra. Vì thế huyện đã chỉ các địa phương phải bảo vệ tài sản tính mạng của người dân, không được chủ quan, đồng thời sớm sơ tán dân khi nước lũ sông Hoàng Long tiếp tục dâng cao.

ĐẶNG TRUNG

Nguồn PLO: https://plo.vn/hinh-anh-hang-tram-ho-dan-song-ben-song-hoang-long-bi-co-lap-trong-lu-post809521.html