Hình ảnh loài linh trưởng quý hiếm nằm trong sách đỏ thế giới

Voọc đen gáy trắng là loài thú linh trưởng thường sinh sống trên vùng rừng núi đá. Đây là loài động vật quý hiếm được Sách Đỏ thế giới xếp ở tình trạng nguy cấp.

Voọc gáy trắng (hay còn gọi là Voọc Hà Tĩnh) có tên khoa học Trachypithecus Hatinhensis, thuộc bộ linh trưởng, nhóm IB, cực kỳ quý hiếm, nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ thế giới.

Voọc gáy trắng (hay còn gọi là Voọc Hà Tĩnh) có tên khoa học Trachypithecus Hatinhensis, thuộc bộ linh trưởng, nhóm IB, cực kỳ quý hiếm, nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ thế giới.

Tuy được đặt tên là voọc Hà Tĩnh nhưng loài này không phân bố tại tỉnh Hà Tĩnh. Tại Quảng Bình loài này được phát hiện tại một số nơi như vùng núi xã Thạch Hóa (huyện Tuyên Hóa), xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh)...

Tuy được đặt tên là voọc Hà Tĩnh nhưng loài này không phân bố tại tỉnh Hà Tĩnh. Tại Quảng Bình loài này được phát hiện tại một số nơi như vùng núi xã Thạch Hóa (huyện Tuyên Hóa), xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh)...

Năm 2012, người dân xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa phát hiện đàn voọc gáy trắng chừng 10 con từ trên núi đá vôi Thiết Sơn xuống khu dân cư uống nước. Một số người bẫy bắt loài động vật này. Khi biết đây là loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nên ông Nguyễn Thanh Tú (lính biên phòng về hưu) và nhiều người dân tình nguyện đứng ra bảo vệ đàn voọc.

Năm 2012, người dân xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa phát hiện đàn voọc gáy trắng chừng 10 con từ trên núi đá vôi Thiết Sơn xuống khu dân cư uống nước. Một số người bẫy bắt loài động vật này. Khi biết đây là loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nên ông Nguyễn Thanh Tú (lính biên phòng về hưu) và nhiều người dân tình nguyện đứng ra bảo vệ đàn voọc.

Nhờ sự bảo vệ nghiêm ngặt, từ chỗ chỉ có vài cá thể, đến nay đàn voọc gáy trắng ở Thạch Hóa đã sinh sôi tới hàng trăm con.

Nhờ sự bảo vệ nghiêm ngặt, từ chỗ chỉ có vài cá thể, đến nay đàn voọc gáy trắng ở Thạch Hóa đã sinh sôi tới hàng trăm con.

Theo thống kê sơ bộ, hiện vùng núi đá xã Thạch Hóa có khoảng 22 đàn voọc với trên 150 con đang sinh sống.

Theo thống kê sơ bộ, hiện vùng núi đá xã Thạch Hóa có khoảng 22 đàn voọc với trên 150 con đang sinh sống.

Mới đây, người dân tại bản Khe Gát, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh phát hiện đàn voọc đen gáy trắng hơn 30 con thường xuất hiện ở khu núi đá cạnh đường Hồ Chí Minh, sát nhà người dân và sát hàng rào điểm trường tiểu học bản Khe Gát.

Mới đây, người dân tại bản Khe Gát, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh phát hiện đàn voọc đen gáy trắng hơn 30 con thường xuất hiện ở khu núi đá cạnh đường Hồ Chí Minh, sát nhà người dân và sát hàng rào điểm trường tiểu học bản Khe Gát.

Trường Sơn là xã miền núi vùng biên, phần lớn cư dân là đồng bào Vân Kiều sinh sống. Người Vân Kiều gọi loài voọc này là 'con cung' nghĩa là 'loài khỉ đen đuôi dài sống trong hang đá.

Trường Sơn là xã miền núi vùng biên, phần lớn cư dân là đồng bào Vân Kiều sinh sống. Người Vân Kiều gọi loài voọc này là 'con cung' nghĩa là 'loài khỉ đen đuôi dài sống trong hang đá.

Được biết đây là lần mới nhất người dân Trường Sơn phát hiện đàn voọc quý hiếm này sau hàng chục năm vắng bóng bởi nạn săn bắt, môi trường sống bị thu hẹp.

Được biết đây là lần mới nhất người dân Trường Sơn phát hiện đàn voọc quý hiếm này sau hàng chục năm vắng bóng bởi nạn săn bắt, môi trường sống bị thu hẹp.

Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cho biết sự xuất hiện của đàn voọc gáy trắng quý hiếm gần khu dân cư tại xã Trường Sơn là tín hiệu mừng cho công tác bảo tồn. Đơn vị này cử cán bộ kiểm tra, theo dõi để có kế hoạch bảo vệ đàn voọc gáy trắng không bị xâm hại.

Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cho biết sự xuất hiện của đàn voọc gáy trắng quý hiếm gần khu dân cư tại xã Trường Sơn là tín hiệu mừng cho công tác bảo tồn. Đơn vị này cử cán bộ kiểm tra, theo dõi để có kế hoạch bảo vệ đàn voọc gáy trắng không bị xâm hại.

Video: Người dân phát hiện đàn voọc quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng.

Hùng Trần

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/hinh-anh-loai-linh-truong-quy-hiem-nam-trong-sach-do-the-169240721121801327.htm