Hình ảnh một số bến thủy nội địa…chờ du khách

Một số bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã hoàn thành lâu nay, thậm chí được đầu tư thêm, nhưng hiện vẫn…vắng bóng du khách.

Bến thủy nội địa K20 (phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) có diện tích 1.408m2, thuộc loại bến hành khách, dạng liền bờ, được xây dựng trên cơ sở bề mặt tường kè sông Cổ Cò làm chỗ neo cập tàu và lối lên xuống cho hành khách...

Bến thủy nội địa K20 (phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) có diện tích 1.408m2, thuộc loại bến hành khách, dạng liền bờ, được xây dựng trên cơ sở bề mặt tường kè sông Cổ Cò làm chỗ neo cập tàu và lối lên xuống cho hành khách...

Tại bến này có một cầu tàu và một nhà chờ đón khách được đưa vào sử dụng từ năm 2022 nhưng vẫn chưa đón được chuyến tàu du lịch nào.

Tại bến này có một cầu tàu và một nhà chờ đón khách được đưa vào sử dụng từ năm 2022 nhưng vẫn chưa đón được chuyến tàu du lịch nào.

Sau khi bến được hoàn thiện, các hạng mục xung quanh bến như nhà chờ đón khách, trang thiết bị, lắp đặt các bảng chỉ dẫn, nội quy, hệ thống giám sát, cải tạo cảnh quan, cấp điện được quận đầu tư và hoàn thiện từ năm 2022. Tất cả hạ tầng đều bảo đảm vận hành, sẵn sàng đón và phục vụ khi có khách.

Sau khi bến được hoàn thiện, các hạng mục xung quanh bến như nhà chờ đón khách, trang thiết bị, lắp đặt các bảng chỉ dẫn, nội quy, hệ thống giám sát, cải tạo cảnh quan, cấp điện được quận đầu tư và hoàn thiện từ năm 2022. Tất cả hạ tầng đều bảo đảm vận hành, sẵn sàng đón và phục vụ khi có khách.

Năm 2022, bến thủy nội địa K20 được Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng công bố hoạt động. Tuy nhiên, hiện bên trong nhà chờ vắng vẻ, bụi phủ theo thời gian...

Năm 2022, bến thủy nội địa K20 được Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng công bố hoạt động. Tuy nhiên, hiện bên trong nhà chờ vắng vẻ, bụi phủ theo thời gian...

Ban Quản lý Di tích quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn là đơn vị quản lý, khai thác bến K20.

Ban Quản lý Di tích quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn là đơn vị quản lý, khai thác bến K20.

Theo hồ sơ, bến thủy nội địa K20 được phép tiếp nhận 01 tàu khách có sức chở ≤ 30 chỗ ngồi, chiều dài lớn nhất ≤ 18,4m; chiều rộng lớn nhất ≤ 5,2m; mớn nước đầy tải ≤ 0,72m.

Theo hồ sơ, bến thủy nội địa K20 được phép tiếp nhận 01 tàu khách có sức chở ≤ 30 chỗ ngồi, chiều dài lớn nhất ≤ 18,4m; chiều rộng lớn nhất ≤ 5,2m; mớn nước đầy tải ≤ 0,72m.

Cảnh hoang vắng, đìu hiu ở bến thủy nội địa K20...

Cảnh hoang vắng, đìu hiu ở bến thủy nội địa K20...

Cũng tương tự bến K20, các bến thủy nội địa trên địa bàn huyện Hòa Vang như Thái Lai, Túy Loan được đầu tư và hoàn thiện khá lâu, nhưng vắng bóng du khách...

Cũng tương tự bến K20, các bến thủy nội địa trên địa bàn huyện Hòa Vang như Thái Lai, Túy Loan được đầu tư và hoàn thiện khá lâu, nhưng vắng bóng du khách...

Các hạng mục này nằm trong kế hoạch đầu tư phát triển vận tải hành khách đường thủy nội địa và bến thủy nội địa trên địa bàn đến năm 2025 do UBND thành phố Đà Nẵng ban hành. Hai cầu tàu hoàn thành từ năm 2017 theo đúng kế hoạch song đến nay vẫn chưa đón chuyến tàu nào. Hiện nay bến Túy Loan (đối diện đình làng Túy Loan) chỉ tấp nập vào đầu năm, khi có lễ hội đình làng Túy Loan mới có người dân xuống xem đua thuyền, trẩy hội.

Các hạng mục này nằm trong kế hoạch đầu tư phát triển vận tải hành khách đường thủy nội địa và bến thủy nội địa trên địa bàn đến năm 2025 do UBND thành phố Đà Nẵng ban hành. Hai cầu tàu hoàn thành từ năm 2017 theo đúng kế hoạch song đến nay vẫn chưa đón chuyến tàu nào. Hiện nay bến Túy Loan (đối diện đình làng Túy Loan) chỉ tấp nập vào đầu năm, khi có lễ hội đình làng Túy Loan mới có người dân xuống xem đua thuyền, trẩy hội.

Theo các doanh nghiệp vận chuyển du lịch đường thủy tại Đà Nẵng, các bến này không có khách bởi rất nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất là chưa hình thành được tuyến du lịch thủy nội địa, chưa kết nối được sản phẩm, tour, tuyến, để đưa khách từ sông Hàn lên tham quan, trải nghiệm nên không có sức hút đối với du khách.

Theo các doanh nghiệp vận chuyển du lịch đường thủy tại Đà Nẵng, các bến này không có khách bởi rất nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất là chưa hình thành được tuyến du lịch thủy nội địa, chưa kết nối được sản phẩm, tour, tuyến, để đưa khách từ sông Hàn lên tham quan, trải nghiệm nên không có sức hút đối với du khách.

"Trước khi đầu tư các bến thủy nội địa, địa phương cần khảo sát kỹ để đảm bảo hạ tầng đường thủy thông suốt, khớp nối. Bến thủy tại Khu di tích K20 cũng có tiềm năng nhưng tuyến đường thủy này đang chờ khớp nối hoàn thiện với bến thủy tại chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn) thì mới hình thành được tour du lịch tâm linh, di tích lịch sử”, một chủ doanh nghiệp kinh doanh du lịch cho hay.

"Trước khi đầu tư các bến thủy nội địa, địa phương cần khảo sát kỹ để đảm bảo hạ tầng đường thủy thông suốt, khớp nối. Bến thủy tại Khu di tích K20 cũng có tiềm năng nhưng tuyến đường thủy này đang chờ khớp nối hoàn thiện với bến thủy tại chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn) thì mới hình thành được tour du lịch tâm linh, di tích lịch sử”, một chủ doanh nghiệp kinh doanh du lịch cho hay.

Theo Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, việc các bến thủy nội địa hiện nay vắng khách vì nhiều lý do như tài nguyên tại điểm đến có các bến thủy nội địa đó chưa thực sự nổi bật và có sức hút đối với du khách. Để khai thác lâu dài, đường sông rất có chiến lược, với các bến thủy nội địa hiện nay có thể phục vụ cho loại hình drive taxi (taxi đường sông) và khi hình thành được tuyến sản phẩm rõ nét có tiềm năng thì khi đó sẽ có các doanh nghiệp đầu tư, khai thác.

Theo Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, việc các bến thủy nội địa hiện nay vắng khách vì nhiều lý do như tài nguyên tại điểm đến có các bến thủy nội địa đó chưa thực sự nổi bật và có sức hút đối với du khách. Để khai thác lâu dài, đường sông rất có chiến lược, với các bến thủy nội địa hiện nay có thể phục vụ cho loại hình drive taxi (taxi đường sông) và khi hình thành được tuyến sản phẩm rõ nét có tiềm năng thì khi đó sẽ có các doanh nghiệp đầu tư, khai thác.

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/hinh-anh-mot-so-ben-thuy-noi-diacho-du-khach-20240907103802636.htm