Hình ảnh thành tâm điểm chú ý trong trận động đất ở Đài Loan

Hàng thập kỷ rút kinh nghiệm từ các thảm họa, thắt chặt quy định xây dựng và nâng cao nhận thức cộng đồng có thể đã giúp người dân chống chọi tốt hơn với động đất mạnh.

Nhà sập, người dân mắc kẹt bên trong sau trận động đất ở Đài Loan Một trận động đất mạnh xảy ra ngoài khơi Đài Loan, làm rung chuyển hòn đảo và làm sập các tòa nhà ở thành phố Hoa Liên.

Khi trận động đất lớn nhất ở Đài Loan trong một nửa thế kỷ tấn công bờ biển phía đông bắc của hòn đảo, các tòa nhà ở thành phố Hoa Liên gần tâm chấn nhất lắc lư và rung chuyển. Khi hơn 300 đợt dư chấn gây rung chuyển hòn đảo trong 24 giờ sau đó tới sáng 4/4, những tòa nhà lại rung lắc hết lần này tới lần khác.

Nhưng phần lớn đều vẫn đứng vững.

Nghiêng 45 độ nhưng không sập

Ngay cả hai tòa nhà bị thiệt hại nặng nề nhất vẫn còn gần như nguyên vẹn kết cấu, cho phép cư dân có thể trèo ra ngoài cửa sổ của các tầng trên một cách an toàn.

Một tòa nhà trong số đó, Uranus Building gạch đỏ, nghiêng về một phía sau khi tầng một sụp đổ - cảnh tượng gây sửng sốt thu hút nhiều sự quan tâm và xuất hiện trong các bức ảnh trang nhất nhiều tờ báo trên toàn cầu.

 Tòa nhà Uranus Building gạch đỏ nghiêng về một phía sau khi tầng một sụp đổ. Ảnh: CNA.

Tòa nhà Uranus Building gạch đỏ nghiêng về một phía sau khi tầng một sụp đổ. Ảnh: CNA.

Tòa nhà này là một lời nhắc nhở trực quan về sự chuẩn bị bđáng học hỏi của Đài Loan cho những thảm họa như trận động đất mạnh 7,4 độ làm rung chuyển hòn đảo hôm 3/4. Nhờ sự kết hợp của những cải tiến trong quy chuẩn xây dựng, nhận thức cộng đồng và các hoạt động tìm kiếm cứu nạn được đào tạo bài bản - và có thể cả một chút may mắn - con số thương vong trong thảm họa tương đối thấp. Tính đến nay, giới chức trách công bố 10 người thiệt mạng và hơn 1.000 người khác bị thương. Vài chục người mất tích.

“Các trận động đất có mức độ tương tự ở những nơi khác đã ghi nhận số người thiệt mạng lớn hơn”, Daniel Aldrich, Giám đốc Viện Global Resilience tại Đại học Đông Bắc, nói. Về Đài Loan, ông nói thêm: “Có vẻ như hầu hết trường hợp tử vong đều từ các vụ đá đè từ trên núi hay sạt lở, thay vì do sập nhà”.

Trên khắp hòn đảo, giao thông đường sắt đã hoạt động trở lại hôm 4/4, bao gồm cả các chuyến tàu đến Hoa Liên. Những công nhân mắc kẹt trong mỏ đá được trực thăng đưa ra ngoài. Những con đường đang dần được sửa chữa. Hàng trăm người bị mắc kẹt tại một khách sạn gần công viên Taroko vì đường bị chặn nhưng lực lượng cứu hộ và y tế đã nhanh chóng tới đây.

 Nhóm du khách mắc kẹt ở Công viên Taroko thuộc huyện Hoa Liên, xúc động sau khi được giải cứu. Ảnh: New York Times.

Nhóm du khách mắc kẹt ở Công viên Taroko thuộc huyện Hoa Liên, xúc động sau khi được giải cứu. Ảnh: New York Times.

 Trận động đất gây ra lở đá, ảnh hưởng các tuyến đường. Ảnh: New York Times.

Trận động đất gây ra lở đá, ảnh hưởng các tuyến đường. Ảnh: New York Times.

Hôm 4/4, tại thành phố Hoa Liên, khu vực xung quanh tòa nhà Uranus đã bị phong tỏa, trong khi các công nhân xây dựng cố gắng ngăn không cho cấu trúc nghiêng bị sụp đổ hoàn toàn. Đầu tiên, họ đặt những khối bê tông ba chân giống như những mảnh Lego khổng lồ ở phía trước tòa nhà, sau đó họ dùng máy xúc chất đất và đá lên trên những khối đó.

Bà Chang Mei-chu, 66 tuổi, lái xe tay ga cùng chồng Lai Yung-chi, 72 tuổi, tới tòa nhà hôm 4/4, chia sẻ: “Chúng tôi đến tận nơi để tự mình xem nó nghiêm trọng đến mức nào, tại sao tòa nhà lại nghiêng”. Ông Lai cho hay trước khi nghỉ hưu, ông làm việc trong ngành xây dựng, từng lắp đặt đường ống điện, nước trong các tòa nhà nên nắm rõ các tiêu chuẩn xây dựng. Ông nói rằng căn hộ của vợ chồng ông, gần ga xe lửa Hoa Liên, không bị hư hại nặng.

“Tôi không lo lắng về tòa nhà của mình vì tôi biết họ chú ý đến khả năng chống động đất khi xây dựng nó. Tôi đã xem họ đổ xi măng cho chắc”, ông Lai nói. “Đã có những cải tiến. Sau mỗi trận động đất, họ lại nâng cao tiêu chuẩn hơn nữa”.

Thực thi các quy định xây dựng nghiêm ngặt

Người ta có thể đi bộ qua các dãy phố mà không thấy dấu hiệu rõ ràng về trận động đất mạnh. Nhiều tòa nhà vẫn còn nguyên vẹn, một số đã cũ và bị thời tiết bào mòn; những công trình kiến trúc bê tông và kính nhiều tầng hiện đại khác. Các cửa hàng mở cửa bán cà phê, kem và trầu cau. Bên cạnh tòa nhà Uranus, một khu chợ đêm nổi tiếng với các quầy bán đồ ăn hải sản chiên, bánh bao và đồ ngọt đã hoạt động vào tối 4/4.

 Người dân sơ tán khỏi khu vực động đất đang nghỉ ngơi tại nơi trú ẩn tạm thời trong một trường tiểu học ở Hoa Liên. Ảnh: New York Times.

Người dân sơ tán khỏi khu vực động đất đang nghỉ ngơi tại nơi trú ẩn tạm thời trong một trường tiểu học ở Hoa Liên. Ảnh: New York Times.

 Cô Chou Hui-Hsiang mang theo những chú chó của mình tới nơi trú ẩn tạm thời. Ảnh: New York Times.

Cô Chou Hui-Hsiang mang theo những chú chó của mình tới nơi trú ẩn tạm thời. Ảnh: New York Times.

Động đất là điều không thể tránh khỏi ở Đài Loan, nơi nằm trên nhiều đường đứt gãy đang hoạt động. Hàng thập kỷ rút kinh nghiệm từ các thảm họa khác, thực thi các quy định xây dựng nghiêm ngặt và nâng cao nhận thức cộng đồng đã góp phần giúp người dân vượt qua các trận động đất mạnh thường xuyên.

Chẳng hạn, cách Uranus Building không xa, các quan chức đã kiểm tra một tòa nhà có cột bị nứt và kết luận rằng ở lại trong đó sẽ rất nguy hiểm. Người dân có 15 phút để lao vào bên trong và lấy càng nhiều đồ đạc càng tốt. Một số chạy ra ngoài với máy tính, trong khi những người khác ném túi quần áo ra ngoài cửa sổ, nơi vẫn còn vương vãi những mảnh kính vỡ và xi măng sau trận động đất.

Một cư dân có tên Chen Ching-ming - là nhà truyền giáo ở nhà thờ kế bên, cho biết ông nghĩ tòa nhà có thể bị phá bỏ. Ông đã mang đi được một chiếc tivi cùng một số vật dụng cho giường ng đang để tạm trên lề đường và đang chuẩn bị quay lại lấy thêm. “Tôi sẽ mất rất nhiều thứ giá trị - tủ lạnh, lò vi sóng, máy giặt”, ông nói. "Mất hết rồi”.

Các yêu cầu về khả năng chống động đất đã được đưa vào quy chuẩn xây dựng của Đài Loan từ năm 1974. Trong nhiều thập kỷ kể từ đó, những người viết quy chuẩn xây dựng của Đài Loan cũng áp dụng những bài học rút ra từ các trận động đất lớn khác trên thế giới, bao gồm cả ở Mexico và Los Angeles (Mỹ), để củng cố quy chuẩn của Đài Loan.

Sau khi hơn 2.400 người thiệt mạng và ít nhất 10.000 người khác bị thương trong trận động đất Chi-Chi năm 1999, hàng nghìn tòa nhà được xây dựng trước trận động đất đã được kiểm tra và gia cố. Sau một trận động đất mạnh khác vào năm 2018 ở Hoa Liên, chính quyền hòn đảo đã ra lệnh triển khai một đợt kiểm tra tòa nhà mới. Kể từ đó, nhiều bản cập nhật cho mã xây dựng đã được đưa ra.

Chung-Che Chou, tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Động đất ở Đài Bắc, nói: “Chúng tôi đã trang bị thêm hơn 10.000 tòa nhà trường học trong 20 năm qua”.

 Lực lượng cứu hộ đi qua tòa nhà Uranus Building hôm 4/4. Ảnh: New York Times.

Lực lượng cứu hộ đi qua tòa nhà Uranus Building hôm 4/4. Ảnh: New York Times.

 Một tòa nhà bị hư hại ở thành phố Hoa Liên. Ảnh: New York Times.

Một tòa nhà bị hư hại ở thành phố Hoa Liên. Ảnh: New York Times.

Tiến sĩ Chou cho biết chính quyền cũng đã giúp gia cố các tòa nhà chung cư tư nhân trong 6 năm qua bằng cách bổ sung các thanh giằng thép mới và tăng kích thước cột và dầm. Ông cho hay cách không xa những tòa nhà bị sập một phần ở Hoa Liên, một số tòa

Kết quả của tất cả những điều này là ngay cả những tòa nhà chọc trời cao nhất của Đài Loan cũng có thể chịu được những cơn địa chấn thường xuyên. Tòa nhà mang tính biểu tượng nhất của thủ phủ, Đài Bắc 101, từng là tòa nhà cao nhất thế giới, được thiết kế để đứng vững trước gió bão và động đất thường xuyên. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để củng cố các tòa nhà hoặc phá bỏ các công trình không đáp ứng tiêu chuẩn. Những lời kêu gọi như vậy ngày càng lớn hơn sau trận động đất mới nhất.

Đài Loan có một lý do lớn khác để bảo vệ cơ sở hạ tầng của hòn đảo: Đây là nơi đặt phần lớn hoạt động sản xuất của Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), nhà sản xuất chip máy tính tiên tiến lớn nhất thế giới. Chuỗi cung ứng thiết bị điện tử từ điện thoại thông minh, ôtô đến máy bay chiến đấu đều dựa vào sản lượng của các nhà máy của TSMC.

Trận động đất năm 1999 cũng thúc đẩy TSMC thực hiện các bước bổ sung để bảo vệ các nhà máy của mình khỏi thiệt hại do động đất. Công ty đã thực hiện những điều chỉnh lớn về cơ cấu và áp dụng các công nghệ mới như hệ thống cảnh báo sớm. Khi một trận động đất lớn khác xảy ra ở thành phố phía nam Cao Hùng vào tháng 2/2016, hai nhà máy gần đó của TSMC vẫn sống sót mà không bị hư hại về cấu trúc.

 Đội cứu hộ chuẩn bị tìm kiếm ở Công viên Taroko. Các đội tìm kiếm và tình nguyện viên đã học được những bài học quý giá từ các trận động đất trước đây ở Đài Loan. Ảnh: New York Times.

Đội cứu hộ chuẩn bị tìm kiếm ở Công viên Taroko. Các đội tìm kiếm và tình nguyện viên đã học được những bài học quý giá từ các trận động đất trước đây ở Đài Loan. Ảnh: New York Times.

 Lối vào Công viên Taroko. Một số nạn nhân trận động đất bị mắc kẹt giữa những tảng đá rơi trên đường cao tốc. Ảnh: New York Times.

Lối vào Công viên Taroko. Một số nạn nhân trận động đất bị mắc kẹt giữa những tảng đá rơi trên đường cao tốc. Ảnh: New York Times.

Các chuyên gia cho biết Đài Loan đã có những bước tiến trong việc ứng phó với thảm họa. Trong 24 giờ đầu tiên sau trận động đất, lực lượng cứu hộ đã giải cứu hàng trăm người bị mắc kẹt trong ôtô giữa những tảng đá rơi trên đường cao tốc và mắc kẹt trên các gờ núi ở mỏ đá.

“Sau nhiều năm nỗ lực xây dựng năng lực, hiệu quả hoạt động chung của hòn đảo đã được cải thiện đáng kể”, Bruce Wong, nhà tư vấn quản lý tình trạng khẩn cấp ở Hong Kong, nhận định. Ông đánh giá các đội cứu hộ của Đài Loan đã trở nên chuyên môn hóa trong các nỗ lực phức tạp và họ cũng có thể khai thác kỹ năng của các tình nguyện viên được đào tạo.

Chuẩn bị tốt

Khả năng phục hồi của Đài Loan cũng bắt nguồn từ một cộng đồng tích cực tham gia công tác chuẩn bị cho thảm họa.

Ou Chi-hu, thành viên của một nhóm cựu binh Đài Loan, đang giúp phân phối nước và các vật dụng khác tại một trường học làm nơi trú ẩn cho những người dân phải di dời ở Hoa Liên. Ông nói rằng mọi người đã học được từ trận động đất năm 1999 cách chuẩn bị tốt hơn.

“Họ biết trú ẩn ở một góc phòng hoặc nơi an toàn hơn”, ông nói. Ông cho biết thêm, nhiều người dân còn để sẵn túi đựng đồ dùng cần thiết bên cạnh giường và trang bị bình chữa cháy.

Xung quanh Ou, khoảng chục tổ chức và nhóm từ thiện khác đang cung cấp thực phẩm, tiền bạc, tư vấn và chăm sóc trẻ em cho người dân. QuỹTzu Chi, một tổ chức từ thiện Phật giáo lớn của Đài Loan, đã cung cấp lều cho các gia đình sử dụng trong khuôn viên trường để họ có thêm sự riêng tư. Huang Yu-chi, người quản lý cứu trợ thiên tai của tổ chức này, nói rằng các tổ chức phi lợi nhuận đã rút ra bài học từ những thảm họa trước đó.

“Bây giờ chúng tôi có hệ thống hơn và có ý tưởng tốt hơn về phòng chống thiên tai”, ông Huang nói.

 Đội tìm kiếm cứu nạn tìm thấy một thi thể từ tòa nhà đổ nghiêng ở Hoa Liên, Đài Loan. Nhờ những cải tiến về quy chuẩn xây dựng sau các trận động đất trước đây, nhiều công trình đã trụ vững trước trận động đất hôm 3/4. Ảnh: New York Times.

Đội tìm kiếm cứu nạn tìm thấy một thi thể từ tòa nhà đổ nghiêng ở Hoa Liên, Đài Loan. Nhờ những cải tiến về quy chuẩn xây dựng sau các trận động đất trước đây, nhiều công trình đã trụ vững trước trận động đất hôm 3/4. Ảnh: New York Times.

 Lính cứu hỏa dập tắt đám cháy tại phòng thí nghiệm của trường đại học ở Hoa Liên. Ảnh: New York Times.

Lính cứu hỏa dập tắt đám cháy tại phòng thí nghiệm của trường đại học ở Hoa Liên. Ảnh: New York Times.

Khoảnh khắc nữ hộ sinh che chắn cho trẻ sơ sinh trong trận động đất Các nữ hộ sinh ở Đài Loan (Trung Quốc) đã cứu những đứa trẻ khi trận động đất làm rung chuyển bệnh viện.

Hạ Cúc

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/hinh-anh-khien-ca-the-gioi-sung-sot-tu-tran-dong-dat-o-dai-loan-post1468514.html