Hồ Tây trước quy hoạch thành quần thể công viên văn hóa nghệ thuật
Khu vực Hồ Tây, Hà Nội với các di tích lịch sử như chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ, và các làng nghề truyền thống như làng sen Nhật Tân, sẽ được quy hoạch ra sao?

Nhà hát Opera Hà Nội nằm nổi trên mặt hồ Đầm Trị với kiến trúc mái vòm độc đáo lấy cảm hứng từ những con sóng Hồ Tây. Ảnh: Sungroup.
Nhà hát Opera Hà Nội nằm nổi trong quần thể khu vực Hồ Tây
Theo đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500 đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt với một không gian mở như công viên, quảng trường, và trục đi bộ kết nối Hồ Tây, Sông Hồng.
Đáng chú ý, một Nhà hát Opera Hà Nội do kiến trúc sư số 1 thế giới Renzo Piano thiết kế được kỳ vọng sẽ nâng tầm kiến trúc thủ đô. Nhà hát Opera Hà Nội sẽ được thiết kế nằm ở trung tâm khu quần thể, trên mặt hồ Đầm Trị, ngay sát Hồ Tây với mục tiêu trở thành biểu tượng văn hóa, thu hút du khách trên khắp thế giới đến với Hà Nội trong tương lai.
Theo phê duyệt của Thành phố Hà Nội, tổng diện tích khu đất lập quy hoạch hơn 44 ha tại hai phường Quảng An và Tứ Liên, quận Tây Hồ sẽ được quy hoạch thành quần thể công viên văn hóa nghệ thuật chuyên đề, nhà hát thành phố, công trình tôn giáo tín ngưỡng, khu vui chơi giải trí và dịch vụ khách sạn thương mại. Nằm ở trung tâm quần thể này,
Hồ Tây được biết đến tại Hà Nội là hồ tự nhiên lớn nhất thủ đô với diện tích 5,3 km2 và chu vi khoảng 15 km, hồ Tây từ lâu là điểm đến yêu thích của người dân và du khách với nhiều hoạt động thể thao, giải trí, văn hóa.

Hồ Tây hiện tại trước quy hoạch bao gồm không gian mở, công viên cây xanh, và các tuyến đường đi bộ. Ảnh: PV
Hà Nội đã thống nhất chủ trương cải tạo toàn diện khu vực xung quanh Hồ Tây
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã có Thông báo số 132/TB-VP kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Trần Sỹ Thanh về chủ trương thực hiện quy hoạch, dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường xung quanh hồ Tây, quận Tây Hồ.
Theo đó, các đơn vị chức năng sẽ nghiên cứu hoàn thiện Đề án bảo tồn, phát huy giá trị của hồ Tây và vùng phụ cận, tổng hợp, báo cáo UBND thành phố để cải tạo nâng cấp, mở rộng các tuyến đường xung quanh hồ Tây, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn, đi lại của nhân dân, phát huy giá trị không gian cảnh quan Hồ Tây.
Theo quy hoạch đề xuất, các tuyến đường như Quảng An, Từ Hoa, Nguyễn Đình Thi, và Trích Sài đang được nghiên cứu để mở rộng mặt cắt ngang, kết hợp với không gian đi bộ và công viên cây xanh.
Các di tích lịch sử như chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ, cùng làng nghề truyền thống như làng sen Nhật Tân sẽ được bảo tồn và phát huy giá trị. Quy hoạch bao gồm không gian mở, công viên cây xanh, và các tuyến đường đi bộ, tạo sự kết nối giữa các điểm văn hóa. Mục tiêu là nâng cao chất lượng sống, bảo vệ cảnh quan, và thúc đẩy du lịch bền vững.
Các công việc hiện đang được Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ khẩn trương phối hợp với các đơn vị có liên quan khẩn trương hoàn thiện. Một số đoạn đường như Đặng Thai Mai đang được đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, dự kiến trong tháng 6/2025 sẽ hoàn thành.
Được biết, Tập đoàn Sun Group sẽ tham gia vào dự án cải tạo và mở rộng các tuyến đường xung quanh Hồ Tây với vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và đề xuất các phương án quy hoạch. Trong đó, các công việc cụ thể bao gồm: mở rộng các tuyến đường như Quảng An và Từ Hoa lên 21m, kết hợp với không gian đi bộ, vườn hoa và cảnh quan; nghiên cứu xây dựng một nhà hát Opera quy mô quốc tế; đề xuất xây dựng cầu nối giữa hồ Thủy Sứ và Đầm Trị; Ngoài ra, việc thu gom và xử lý nước thải quanh Hồ Tây cũng được Sun Group nghiên cứu, nhằm cải thiện chất lượng nước và bảo vệ môi trường sinh thái.