Hỗ trợ nông dân trồng chè an toàn, giá trị cao
Tại tỉnh Hà Giang, chè được trồng tại nhiều huyện, thành phố, với tổng diện tích là hơn 20.600 ha; năng suất bình quân đạt 40,9 tạ/ha; sản lượng đạt 73.100 tấn/năm. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 4.857 ha chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và hơn 4.525 ha chè sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Trong tỉnh, có những vùng chè shan tuyết rộng lớn và nổi tiếng thơm ngon như vùng chè shan tuyết Phìn Hồ, huyện Hoàng Su Phì; vùng chè Nà Chì, huyện Xín Mần; vùng chè Cao Bồ, huyện Vị Xuyên… Thời gian vừa qua, do dịch Covid-19, giá chè shan tuyết ở Cao Bồ cũng bị giảm từ 5.000 đến 10 nghìn đồng/kg.
Tại tỉnh Hà Giang, chè được trồng tại nhiều huyện, thành phố, với tổng diện tích là hơn 20.600 ha; năng suất bình quân đạt 40,9 tạ/ha; sản lượng đạt 73.100 tấn/năm. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 4.857 ha chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và hơn 4.525 ha chè sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Trong tỉnh, có những vùng chè shan tuyết rộng lớn và nổi tiếng thơm ngon như vùng chè shan tuyết Phìn Hồ, huyện Hoàng Su Phì; vùng chè Nà Chì, huyện Xín Mần; vùng chè Cao Bồ, huyện Vị Xuyên… Thời gian vừa qua, do dịch Covid-19, giá chè shan tuyết ở Cao Bồ cũng bị giảm từ 5.000 đến 10 nghìn đồng/kg.
Hiện nay, giá chè búp tươi tại các huyện vùng thấp của tỉnh là từ 4.000 đến 5.000 đồng/kg; các huyện vùng cao giá chè búp tươi từ 10 đến 15 nghìn đồng/kg. So với trước đây, giá chè có tăng, nhưng so với các tỉnh trồng chè khác thì mức giá này vẫn khá thấp, khiến nhiều hộ dân chưa mặn mà đầu tư chăm sóc cây chè. Mặt khác, hiện nay, các sản phẩm chè sau khi chế biến chủ yếu dùng để sử dụng trong tỉnh hoặc bán nguyên liệu thô đi Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... cho nên chưa đem lại giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, sản phẩm chè sau chế biến của tỉnh cũng chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô gồm các loại: chè xanh, chè đen, chè vàng...
Được biết, cây chè được xác định là một trong năm loại cây trồng chủ lực trong Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020. Tỉnh đặt ra mục tiêu đến cuối năm 2020, diện tích chè kinh doanh là 17 nghìn ha; trong đó, 70% diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc theo hướng hữu cơ; sản lượng chè khô 19.300 tấn. Giá chè khô bình quân tăng từ 41 triệu đồng/tấn lên 80 triệu đồng/tấn. Giá trị sản xuất chè búp tươi đạt hơn 323,7 tỷ đồng. Chính vì vậy, trong thời điểm này, người trồng chè mong muốn tỉnh có thêm nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích bà con mở rộng phát triển, sản xuất chè an toàn để không ngừng nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế của cây chè. Đồng thời, các cơ quan chức năng hỗ trợ trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ, cũng như tăng cường quảng bá hình ảnh chè của địa phương đến bạn bè trong nước và thế giới, để các loại chè đặc sản của tỉnh được mọi người biết đến nhiều hơn.