Hoàng đế có mẹ là kỹ nữ, bị cha ruột cướp vợ, cả gan giết cha đoạt ngôi nhưng kết cục vẫn thảm hại

Xuất thân thấp kém, cuộc đời chịu nhiều ngang trái nên hoàng đế này đã quyết định dùng sự tàn nhẫn của bản thân để đăng cơ. Tuy nhiên, cuối cùng ông cũng không có được kết cục tốt đẹp, trở thành một trong những ông hoàng có thời gian tại vị ngắn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.

Chu Hữu Khuê (888 - 913) là vị hoàng đế có số phận nhiều ngang trái, vừa đáng thương nhưng cũng vừa đáng hận. Ông vốn là con trai củahoàng đế Chu Ôn của vương triều Hậu Lương với một kỹ nữ. Cả hai "qua đêm" với nhau trong một lần Chu Ôndẫn binh hành quân. Thời điểm đó Chu Ôn chưa làm hoàng đế nên Chu Hữu Khuê phải sống cùng mẹ ngoài cung, không được coi trọng.

Tranh chân dung Chu Ôn

Tranh chân dung Chu Ôn

Chu Ôn qua lại với kỹ nữ ngoài cung và người kỹ nữ này sinh ra Chu Hữu Khuê

Chu Ôn qua lại với kỹ nữ ngoài cung và người kỹ nữ này sinh ra Chu Hữu Khuê

Phải đến khi Chu Ôn đăng cơ, Chu Hữu Khuê và mẹ mới được sống trong hoàng cung và trở thành người trong hoàng tộc. Tuy nhiên, vẫn là câu chuyện phân biệt xuất thân muôn thưở, Chu Hữu Khuê tuy được phong vương nhưng Chu Hữu Khuê vẫn thua kém các anh em cùng cha khác mẹ, cơ hội thừa kế ngai vàng gần như bằng không.

Bị coi thường, chà đạp, ngay đến cả người vợ của mình Chu Hữu Khuê cũng bị người cha Chu Ôn háo sắc cướp mất. Sự nhẫn nhục của Chu Hữu Khuê đã biến thành sát tâm. Chu Ôn nhiều năm ăn chơi phóng túng, sức khỏe suy kiệt nênđổ bệnh phải nằm trên giường. Chu Hữu Khuê nhen nhóm kế hoạch giết cha đoạt ngôi. Ông ta đem theo 500 quân sĩ tinh nhuệ xông vào cung đoạt mạng cha rồi nhanh chóng kế vị. Thậm chí vì lo lắng bị anh em soán ngôi mà Chu Hữu Khuê đã không nể tình thân, tàn sát không ít máu mủ của mình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cuối cùng, sau 8 tháng giết cha đoạt ngôi, Chu Hữu Khuê đã bị lực lượng của Chu Hữu Trinh tấn công tiêu diệt vì tội giết cha đoạt ngôi. Sự kiện này khiến Chu Hữu Khuê trở thành một trong những ông hoàng có thời gian tại vị ngắn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.

Theo Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/hoang-de-co-me-la-ky-nu-bi-cha-ruot-cuop-vo-ca-gan-giet-cha-doat-ngoi-nhung-ket-cuc-van-tham-hai/20240817032421854