Ở Trung Quốc thời phong kiến, hậu cung của hoàng đế gồm hàng chục cho tới hàng ngàn phi tần, mỹ nữ. Mỗi triều đại có những quy định riêng về việc thị tẩm.
Hầu hết các phi tần trong hậu cung đều cố gắng để "lọt vào mắt xanh" của hoàng đế. Nếu được nhà vua thị tẩm, mang long thai và sinh được hoàng tử hay công chúa thì phi tần đó sẽ có địa vị vững chắc trong cung, tận hưởng cuộc sống xa hoa phú quý.
Thế nhưng, không phải phi tần nào được hoàng đế thị tẩm cũng có cơ hội mang long thai. Bởi lẽ, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của nhà vua.
Sau khi được thị tẩm, phi tần sẽ được thái giám đưa trở về cung của mình. Ngay lúc đó, tổng quản thái giám sẽ hỏi hoàng đế "giữ hay không giữ", hàm ý là "hạt giống" của bậc đế vương có được phép lưu lại hay không.
Nếu hoàng đế bảo "giữ" thì thái giám tổng quản sẽ lập tức ghi chép lại ngày tháng thị tẩm, tên của phi tần được thị tẩm. Về sau, những ghi chép này được dùng để so sánh, đối chiếu thời gian mà vị phi tần đó mang thai để xác định đó có thực sự là con của bậc đế vương hay không.
Trong trường hợp hoàng đế nói "không giữ", thái giám sẽ lập tức đến tẩm cung của phi tần vừa được thị tẩm và thực hiện các biện pháp tránh thai.
Một trong các biện pháp tránh thai được sử dụng là "bấm huyệt đạo". Theo đó, thái giám sẽ bấm nhẹ vào "huyệt hậu môn" của phi tần để "long tinh" chảy ra ngoài nên không thể có thai.
Phương pháp tránh thai hiệu quả khác được sử dụng là dùng xạ hương. Theo đó, xạ hương sẽ được nhét vào rốn của phi tần khiến họ không thể có thai dù được nhà vua lâm hạnh.
Một số sử liệu ghi chép về việc dùng nhụy hoa nghệ tây rửa sạch vùng kín giúp loại bỏ "long tinh" trong cơ thể phi tần sau khi được nhà vua thị tẩm. Phương pháp tránh thai này từng được sử dụng dưới thời Ngũ Đại Thập Quốc (907-960).
Phương pháp tránh thai phổ biến ở nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc là nước trà có một lượng thủy ngân nhỏ. Phi tần uống loại nước trà này sẽ không gây tử vong nhưng sẽ khó có thai. (Ảnh trong bài mang tính minh họa).
Mời độc giả xem video: Bất ngờ lý do các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp không rời.
Tâm Anh (TH)