Hoàng đế Trung Hoa mỗi đêm thị tẩm 30 mỹ nhân, cuối đời phải nhận cái kết đắng

Lối sống hoan lạc của vị hoàng đế này đã khiến ông phải trả giá bằng mạng sống của mình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tống Độ Tông (2/5/1240 - 12/8/1274), thụy hiệu Đoan Văn Minh Vũ Cảnh Hiếu hoàng đế, tên thật là Triệu Mạnh Khải, Triệu Tư hay Triệu Kì, tên tự Trường Nguyên. Ông là vị hoàng đế thứ 15 của vương triều nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc và là hoàng đế thứ sáu của triều đại Nam Tống.Trong suốt khoảng thời gian cai trị của Tống Độ Tông, ông không có được thành tựu nào quá ấn tượng, thậm chí còn bị Tể tướng Giả Tự Đạo lộng quyền lấn lướt.

Tranh chân dung Tống Độ Tông - Nguồn: QuLishi.com

Tranh chân dung Tống Độ Tông - Nguồn: QuLishi.com

Trị nước không giỏi nhưng Tống Độ Tông lại "ăn chơi" rất giỏi. Vị hoàng đế này nổi tiếng là người ham mê nữ sắc, xa xỉ lãng phí. Từ lúc còn là thái tử, ông đã có tính háo sắc, sau khi đăng cơ, nắm quyền hành trong tay thì lại càng phóng túng, cho tuyển thêm rất nhiều phi tần. Tương truyền, mỗi đêm Tống Độ Tông thường thị tẩm 30 mỹ nhân, bỏ bê cả việc triều chính. Lối sống hoan lạc vô độ này khiến cho sức khỏe của hoàng đế ngày càng sa sút. Nhân dân dưới thời của ông cũng vô cùng lầm than, đói khổ.

Tống Độ Tông lúc còn trẻ là người có thân hình rất cường tráng, tuy nhiên vì quá ham mê tửu sắc, đắm mình trong những cuộc vui thâu đêm suốt sáng với các mỹ nhân mà vị hoàng đế này đã đổ bệnh vào năm 1964, qua đời vào 10 năm sau đó - Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Tống Độ Tông lúc còn trẻ là người có thân hình rất cường tráng, tuy nhiên vì quá ham mê tửu sắc, đắm mình trong những cuộc vui thâu đêm suốt sáng với các mỹ nhân mà vị hoàng đế này đã đổ bệnh vào năm 1964, qua đời vào 10 năm sau đó - Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Để phục vụ cho thú vui thể xác của mình, Tống Độ Tông đã lệnh cho thái y kê đơn, bốc thuốc để giúp tăng cường khả năng sinh lý, cơ thể luôn sung mãn và sẵn sàng cho các cuộc yêu với hàng chục mỹ nhân của mình.Vào năm 1274, Tống Độ Tông băng hà sau một đêm hoan lạc với hàng chục phi tần.

Sau khi Tống Độ Tông băng hà, Gia quốc công Triệu Hiển được nối ngôi, tức là Tống Cung Đế. Tuy nhiên, vì triều đại đã mục ruỗng từ lâu, tân vương không đủ tài lực nên không thể vực dậy được đất nước. 5 năm sau khi Tống Độ Tông mất (tức là năm 1279) thì nhà Tống diệt vong.

Theo SHTT&ST

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/hoang-de-trung-hoa-moi-dem-thi-tam-30-my-nhan-cuoi-doi-phai-nhan-cai-ket-dang/20231126105828756