Học ngành dinh dưỡng ra trường làm gì?
Trước thực tế mỗi người ngày càng quan tâm tới việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, do vậy dinh dưỡng học đã trở nên quan trọng đối với đời sống - xã hội.
Học ngành dinh dưỡng ra trường l
Dinh dưỡng học là gì?
Dinh dưỡng học hay y học dinh dưỡng được đại diện Trường Đại học Phan Thiết chia sẻ, đây là ngành học được đào tạo để làm việc trong hệ thống dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Người học được trang bị kiến thức về dinh dưỡng: Cơ bản, cộng đồng, lâm sàng, tế bào. Thông qua đó, người học sẽ hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe, giá trị và vai trò, cơ chế hấp thu - chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể...
Học ngành dinh dưỡng, người học sẽ được cung cấp các tri thức về mặt lý thuyết, thực hành, các kỹ năng cần thiết từ cơ bản đến chuyên sâu về chuyên ngành; từ đó, tạo cơ sở và nền tảng vững chắc cho việc vận dụng để tham gia vào các nghề nghiệp cụ thể sau khi ra trường. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân dinh dưỡng sẽ có khả năng công tác tại nhiều đơn vị tuyển dụng. Công việc của chuyên gia dinh dưỡng thường bao gồm: Thu thập thông tin, theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh; lập kế hoạch can thiệp, truyền thông, giáo dục, hướng dẫn cộng đồng việc lựa chọn thực phẩm, xây dựng chế độ ăn uống khoa học để phòng ngừa bệnh tật; tham gia tổ chức, thực hiện và giám sát hoạt động dinh dưỡng tại bệnh viện, cơ sở kinh doanh dịch vụ thực phẩm…
Cơ hội việc làm có rộng mở?
Đây là thắc mắc của rất nhiều học sinh quan tâm đến chuyên ngành này. Theo khảo sát của chuyên gia về việc làm, nhu cầu nhân lực đang cần rất nhiều vị trí liên quan đến chuyên ngành dinh dưỡng, do vậy cơ hội việc làm ngành dinh dưỡng đối với cử nhân chuyên ngành này rất rộng mở. Cử nhân dinh dưỡng có thể làm việc tại: Cơ sở khám, chữa bệnh và các trung tâm y tế, trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng; cơ sở đào tạo nhân lực y tế; dưỡng lão; viện nghiên cứu về dinh dưỡng và thực phẩm; các trường học bán trú, các cấp học; các bệnh viện… Đồng thời, có thể tham gia ứng tuyển ở các trường đại học, viện nghiên cứu dinh dưỡng và thực phẩm…
Các phương thức xét tuyển:
1. Dựa trên kết quả kỳ thi THPT năm 2021.
2. Dựa trên kết quả học bạ THPT với điều kiện học sinh đã tốt nghiệp THPT và đạt được 1 trong 6 tiêu chí sau:
- ĐTB của cả năm lớp 12 >= 6.0
- ĐTB của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm lớp 12 >= 6.0
- ĐTB của HK1, HK2 của năm lớp 11, HK1 của năm lớp 12 >= 6.0
- ĐTB của 3 môn khối xét tuyển của HK1, HK2 của năm lớp 11, HK1 của năm lớp 12 >= 6.0
- ĐTB của cả năm lớp 10, lớp 11 và HK 1 lớp 12 >= 6.0
- ĐTB của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm lớp 10, lớp 11 và HK 1 lớp 12 >= 6.0
3. Dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.