Học trò tiểu học viết bài văn tả bà nội với loạt tật xấu đáng suy ngẫm

Trước đó, cư dân mạng từng được phen bàn luận rôm rả về một bài văn tiểu học với đề tài: Tả bà nội của em.

Học sinh này viết: "Nhà em có nuôi một bà nội suốt ngày ngồi lướt facebook. Ngày nào bà cũng điện thoại nói chuyện với cô tận 3 tiếng, có hôm mải buôn quá không tắt bếp nên cháy cả nồi. Da của bà nhăn nheo. Răng bà trắng, vàng hoặc đen. Bà cũng thỉnh thoảng dạy em học bài. Em rất yêu quý bà em".

Bài văn tả bà nội từng gây chú ý trên mạng xã hội

Bài văn tả bà nội từng gây chú ý trên mạng xã hội

Bài văn này nhìn qua thì rất ngây ngô, nhưng nếu để ý kỹ thì lại rất thú vị. Học sinh miêu tả bà nội nhưng không phải kiểu bà hay thấy trong sách vở là hiền từ, tóc bạc, ngồi khâu vá, mà là một người bà rất hiện đại: suốt ngày lướt Facebook, gọi điện thoại với bạn tận 3 tiếng. Thậm chí, có hôm bà mải buôn chuyện đến mức quên tắt bếp, cháy cả nồi. Chi tiết này rất chân thực, cho thấy học sinh quan sát kỹ, và có khi đó là chuyện thật xảy ra trong nhà.

Cách tả ngoại hình cũng rất thật, em viết "da bà nhăn nheo, răng bà trắng, vàng hoặc đen", chứng tỏ bạn nhỏ chưa biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu, mà đang kể hết những gì mình thấy. Tuy nhiên, điều đáng quý nhất là cuối đoạn văn, bạn viết "em rất yêu quý bà em". Vậy là dù có bao nhiêu điều buồn cười về bà, trong mắt em, bà vẫn rất đáng yêu, vẫn là người em thương nhất.

Có lẽ, sau khi đọc bài văn của cháu nội, bà nội sẽ phải nhìn nhận lại những thói quen chưa tốt của mình. Ảnh minh họa

Có lẽ, sau khi đọc bài văn của cháu nội, bà nội sẽ phải nhìn nhận lại những thói quen chưa tốt của mình. Ảnh minh họa

Đọc bài văn này, người lớn chúng ta không chỉ cười vì sự ngây thơ của con trẻ, mà còn nên tự hỏi: Mình đang hiện diện thế nào trong mắt con cháu? Một người bà mê Facebook, buôn chuyện quên cả tắt bếp, đó có thể là câu chuyện thật, nhưng cũng là lời nhắc nhở nhẹ nhàng về cách người lớn đang sử dụng thời gian và công nghệ.

Đôi khi, ta mải mê với chiếc điện thoại mà quên rằng con trẻ đang quan sát mình từng chút một. Cách ta sống, cách ta nói chuyện, thậm chí cả những điều tưởng chừng rất nhỏ, đều in đậm vào ký ức của các con.

Bài văn này cũng là một minh chứng rằng: Trẻ con có khả năng quan sát rất tốt, nhưng các em chưa biết cách chọn lọc hay diễn đạt trau chuốt. Nhiệm vụ của người lớn là đồng hành, định hướng chứ không cười chê. Đừng vội trách các em viết dở, viết sai, mà hãy lắng nghe xem con đang cảm nhận điều gì.

Quan trọng nhất, giữa những câu chữ ngô nghê, bài văn vẫn kết lại bằng một câu đầy tình cảm: "Em rất yêu quý bà em". Đó là điều đẹp nhất mà người lớn chúng ta cần giữ gìn tình yêu thương trong trẻ thơ, dù có khác biệt thế hệ, dù bà nội có là người của Facebook hay của những nồi cơm cháy."

Yến Nguyễn

Nguồn SaoStar: https://www.saostar.vn/sao-hoc-duong/bai-van-ta-ba-noi-voi-loat-tat-xau-dang-suy-ngam-202507110716512679.html