Hội đua thuyền truyền thống trên dòng sông chảy ngược ngày Tết Độc lập

Sông Kiến Giang được gọi với biệt danh 'nghịch hà' bởi đây là dòng sông chảy ngược nổi tiếng nằm tại tỉnh Quảng Bình. Lễ hội đua, bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang thấm sâu vào tiềm thức, máu thịt, trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của người dân Lệ Thủy để mừng Tết Độc lập.

Ngày 2/9, huyện Lệ Thủy tổ chức Lễ hội đua, bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang.

Ngày 2/9, huyện Lệ Thủy tổ chức Lễ hội đua, bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang.

Sông Kiến Giang được gọi với biệt danh "nghịch hà" bởi đây là dòng sông chảy ngược nổi tiếng nằm tại tỉnh Quảng Bình. Khác với những con sông ở miền Trung đều chảy theo hướng Đông - Nam, sông Kiến Giang lại chảy theo hướng Đông - Bắc. Đây là con sông đã chứng kiến sự sinh ra và lớn lên của những nhân vật nổi tiếng như Nguyễn Hữu Cảnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp...

Sông Kiến Giang được gọi với biệt danh "nghịch hà" bởi đây là dòng sông chảy ngược nổi tiếng nằm tại tỉnh Quảng Bình. Khác với những con sông ở miền Trung đều chảy theo hướng Đông - Nam, sông Kiến Giang lại chảy theo hướng Đông - Bắc. Đây là con sông đã chứng kiến sự sinh ra và lớn lên của những nhân vật nổi tiếng như Nguyễn Hữu Cảnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp...

Theo ông Trần Đại Tại, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy – địa phương thường xuyên giành vị trí cao ở các hội đua hằng năm thì Lễ hội đua bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang có nguồn gốc từ xa xưa, không rõ cụ thể từ năm nào. Từ hội đua, bơi cầu đảo của làng, của tổng với mục đích cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thi thố sức trai, sức gái để chế ngự thiên nhiên trở thành hội đua, bơi thuyền truyền thống này được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Theo ông Trần Đại Tại, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy – địa phương thường xuyên giành vị trí cao ở các hội đua hằng năm thì Lễ hội đua bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang có nguồn gốc từ xa xưa, không rõ cụ thể từ năm nào. Từ hội đua, bơi cầu đảo của làng, của tổng với mục đích cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thi thố sức trai, sức gái để chế ngự thiên nhiên trở thành hội đua, bơi thuyền truyền thống này được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Ông Hoàng Đình Cương, Trưởng thôn Đông Thành, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy cho biết, công tác chuẩn bị cho Lễ hội đua bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang được các làng xã chuẩn bị cả tháng trời trước ngày chính hội.

Ông Hoàng Đình Cương, Trưởng thôn Đông Thành, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy cho biết, công tác chuẩn bị cho Lễ hội đua bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang được các làng xã chuẩn bị cả tháng trời trước ngày chính hội.

Người dân Lệ Thủy coi ngày Tết Độc lập là ngày lễ lớn trong năm. Đây là dịp những người con xa xứ tìm về bên gia đình, họ luôn nhắc nhau “Dù ai đi đâu về đâu/Mồng 2/9 cũng mong về nhà/Về xem lễ hội quê ta/Dưới sông bơi chải nhà nhà cờ bay…”.

Người dân Lệ Thủy coi ngày Tết Độc lập là ngày lễ lớn trong năm. Đây là dịp những người con xa xứ tìm về bên gia đình, họ luôn nhắc nhau “Dù ai đi đâu về đâu/Mồng 2/9 cũng mong về nhà/Về xem lễ hội quê ta/Dưới sông bơi chải nhà nhà cờ bay…”.

Lễ hội đua, bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang năm nay có sự tham gia của 1.500 vận động viên chia làm 24 thuyền bơi nam, 9 thuyền đua nữ.

Lễ hội đua, bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang năm nay có sự tham gia của 1.500 vận động viên chia làm 24 thuyền bơi nam, 9 thuyền đua nữ.

Ông Đặng Đại Tình, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho biết, lễ hội nhằm tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình văn hóa dân tộc, gắn bảo tồn văn hóa với phát huy tiềm năng, lợi thế du lịch, phát triển kinh tế-xã hội. Đồng thời giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước vẻ đẹp mảnh đất, con người Lệ Thủy.

Ông Đặng Đại Tình, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho biết, lễ hội nhằm tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình văn hóa dân tộc, gắn bảo tồn văn hóa với phát huy tiềm năng, lợi thế du lịch, phát triển kinh tế-xã hội. Đồng thời giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước vẻ đẹp mảnh đất, con người Lệ Thủy.

Đông đảo người dân chạy dọc bờ sông để cổ vũ cho thuyền đua, bơi của làng.

Đông đảo người dân chạy dọc bờ sông để cổ vũ cho thuyền đua, bơi của làng.

Người dân dùng nồi, niêu, chậu để tát nước và gõ cổ vũ các thuyền đua.

Người dân dùng nồi, niêu, chậu để tát nước và gõ cổ vũ các thuyền đua.

Vận động viên và người dân vui mừng vì đội nhà có thành tích cao.

Vận động viên và người dân vui mừng vì đội nhà có thành tích cao.

Video: Lễ hội đua bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang.

Hùng Trần

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/hoi-dua-thuyen-truyen-thong-tren-dong-song-chay-nguoc-ngay-tet-doc-lap-169240902112143838.htm