Hội nghị tổng kết mô hình 'Ruộng nhà mình' huyện Phù Yên

Ngày 22/6, UBND huyện Phù Yên tổ chức tổng kết mô hình 'Ruộng nhà mình' trong vụ xuân năm 2024. Dự Tổng kết có đồng chí Cầm Ngọc Minh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; tập thể Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy Phù Yên.

Một góc cánh đồng Mường Tấc, thuộc bản Chiềng Thượng, xã Quang Huy, huyện Phù Yên - địa điểm triển khai mô hình "Ruộng nhà mình".

Một góc cánh đồng Mường Tấc, thuộc bản Chiềng Thượng, xã Quang Huy, huyện Phù Yên - địa điểm triển khai mô hình "Ruộng nhà mình".

Mô hình “Ruộng nhà mình” được triển khai trong vụ xuân năm 2024 có quy mô trên 82.200m2, với sự tham gia của 128 hộ đang sở hữu các thửa ruộng tại các bản Búc và Chiềng Thượng, xã Quang Huy.Mô hình “Ruộng nhà mình” sử dụng các giống chất lượng cao J02 và Đài Thơm 8, đồng thời, sử dụng các loại phân bón hữu cơ của các công ty phân bón: Sông Lam Tây Bắc, Quế Lâm và Farmtech. Trong quá trình sản xuất, UBND huyện Phù Yên đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn trực tiếp tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật và hướng dẫn chủ sở hữu cập nhật thông tin EGAP.

Hội nghị tổng kết mô hình “Ruộng nhà mình” huyện Phù Yên.

Hội nghị tổng kết mô hình “Ruộng nhà mình” huyện Phù Yên.

Tại hội nghị tổng kết, đã đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình trên các khía cạnh về hiệu quả kinh tế, tác động môi trường và xã hội. Theo đó, tất cả các hộ tham gia mô hình, đều nằm trong vùng quy hoạch sản xuất lúa tập trung, thúc đẩy hình thức sản xuất trên cánh đồng lớn, tập trung, tích tụ ruộng đất. Việc quy hoạch vùng sản xuất, chủ động việc tưới tiêu, giúp đưa cơ giới hóa các khâu sản xuất dễ dàng, nhất là việc áp dụng theo quy trình hữu cơ hoàn toàn.

Các đại biểu dự Hội nghị.

Các đại biểu dự Hội nghị.

Tham gia mô hình, nông dân không sử dụng thuốc trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vô cơ, giúp khôi phục và duy trì hệ sinh thái đồng ruộng, bảo vệ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ thiên địch cũng như các loài thủy sinh sống trong ruộng lúa. Việc trồng lúa theo hướng hữu cơ đã nâng giá trị kinh tế tăng lên 7-10 triệu đồng/ha.

Đại điện đồng sở hữu phát biểu tại Hội nghị.

Đại điện đồng sở hữu phát biểu tại Hội nghị.

Hiện nay, địa phương đang quản lý, sử dụng có hiệu quả chứng nhận nhãn hiệu “Gạo Phù Yên”; duy trì và giữ vững 630ha diện tích lúa sản xuất theo hướng hữu cơ, 130ha được cấp chứng nhận hữu cơ.Sau một năm triển khai, UBND huyện Phù Yên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, liên kết chặt chẽ tiêu thụ sản phẩm, tạo chuỗi giá trị trong sản xuất.

Các đại biểu tham quan gian hàng giới thiệu quy trình sản xuất lúa, gạo hữu cơ tại xã Quang Huy.

Các đại biểu tham quan gian hàng giới thiệu quy trình sản xuất lúa, gạo hữu cơ tại xã Quang Huy.

Các đại biểu tham quan gian hàng trung bày sản phẩm gạo hữu cơ tại xã Quang Huy.

Các đại biểu tham quan gian hàng trung bày sản phẩm gạo hữu cơ tại xã Quang Huy.

Gian hàng trưng bày sản phẩm Gạo Phù Yên của HTX Dịch vụ nông nghiệp Quang Huy.

Gian hàng trưng bày sản phẩm Gạo Phù Yên của HTX Dịch vụ nông nghiệp Quang Huy.

Tin, ảnh: Khải Hoàn

Nguồn Sơn La: https://baosonla.org.vn/kinh-te/hoi-nghi-tong-ket-mo-hinh-ruong-nha-minh-huyen-phu-yen-8OxTRiwIR.html