Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị

Sáng 12/12, tại Hà Nội, triển khai hoạt động nghiên cứu năm 2024 của đề tài cấp Bộ 'Tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL', Ban Chủ nhiệm Đề tài phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức Hội thảo 'Lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị'. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành – Chủ nhiệm Đề tài chủ trì Hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo

Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự hội thảo có đại diện một số cơ quan có liên quan cùng các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực pháp luật.

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành - Chủ nhiệm Đề tài cho biết, một trong ba đột phá chiến lược Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra là tập trung hoàn thiện thể chế. Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã có bài phát biểu quan trọng thể hiện mạnh mẽ tinh thần chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật, trong đó thẳng thắn chỉ ra trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”. Từ đó, đặt ra yêu cầu cần đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, trong đó cần đổi mới quy trình xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành - Chủ nhiệm Đề tài phát biểu khai mạc

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành - Chủ nhiệm Đề tài phát biểu khai mạc

Nhấn mạnh hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động nghiên cứu của Đề tài phục vụ sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành đề nghị các đại biểu tập trung vào nội dung quy trình lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội. Từ đó, đưa ra những kiến nghị, đề xuất cụ thể nhằm tiếp tục đổi mới quy trình lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội trong thời gian tới.

PGS.TS Đinh Dũng Sĩ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ

PGS.TS Đinh Dũng Sĩ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung cho ý kiến về sự cần thiết của định hướng Chương trình nhiệm kỳ, mối liên hệ giữa Chương trình nhiệm kỳ với Chương trình hằng năm. Đồng thời, đưa ra nhiều quan điểm liên quan đến đổi mới quy trình lập Chương trình lập pháp hằng năm như: quyền trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của các chủ thể, về sáng kiế pháp luật của đại biểu Quốc hội; vấn đề chủ thể có thẩm quyền quyết định Chương trình; quy trình xây dựng chính sách; quy trình thẩm tra dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; Hồ sơ, thủ tục trong lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;...

Theo các đại biểu, từ khi Luật Ban hành VBQPPL năm 1996 có hiệu lực thi hành đến nay, về cơ bản, việc lập Chương trình đã được các cơ quan nghiêm chỉnh tuân thủ và triển khai thực hiện bài bản, nền nếp, bảo đảm tính kế thừa, liên tục của công tác xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thực tiễn cho thấy, hầu hết các dự án được đưa vào Chương trình hằng năm của nhiệm kỳ khóa XV là kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo Định hướng Chương trình. Việc xem xét, thông qua Chương trình đã giúp các cơ quan chủ động xây dựng kế hoạch để bảo đảm thực hiện và kết quả là qua các giai đoạn số lượng luật, pháp lệnh, nghị quyết được Quốc hội, UBTVQH thông qua ngày càng tăng, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

ThS. Nguyễn Phước Thọ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ

ThS. Nguyễn Phước Thọ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ

Nhấn mạnh tầm quan trọng của lập dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, các đại biểu lưu ý, đây là giai đoạn đầu tiên của quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, bảo đảm cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ động, hoạt động có kế hoạch trong việc xem xét, thông qua các dự án luật, pháp lệnh nhằm; kịp thời thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Do đó, bên cạnh những kết quả đạt được, đó đặt trong bối cảnh hiện nay việc tiếp tục nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện, đổi mới quy trình này là cần thiết.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến

Đưa ra kiến nghị, các đại biểu cho rằng, cần chú trọng đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác lập pháp, bảo đảm định hướng chiến lược, thống nhất nhận thức và hành động trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển và hội nhập trong từng nhiệm kỳ, trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Đồng thời, có ý kiến đề xuất, cần nghiên cứu ban hành Định hướng lập pháp nhiệm kỳ Quốc hội; lập Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm khắc phục tình trạng xin điều chỉnh, rút hoặc hoãn trình dự án luật, pháp lệnh; tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật, bảo đảm tính khả thi của Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.

Ngoài ra, trên cơ sở phân tích thực trạng, các đại biểu cũng kiến nghị, hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền trình kiến nghị về luật, pháp lệnh, dự án luật, pháp lệnh trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội của ĐBQH. Liên quan đến thẩm tra dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đề nghị các cơ quan, tổ chức, ĐBQH chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật và gửi đến các cơ quan của Quốc hội thẩm tra đúng thời gian theo quy định của pháp luật...

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành - Chủ nhiệm Đề tài phát biểu kết luận

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành - Chủ nhiệm Đề tài phát biểu kết luận

Kết luận hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành ghi nhận và đánh giá cao các đề xuất, kiến nghị, giải pháp của các chuyên gia, nhà khoa học nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng quy trình lập dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Trên cơ sở kết quả Hội thảo, Ban Chủ nhiệm đề tài sẽ tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ trong quá trình hoàn thiện Đề tài, nhằm đóng góp thiết thực trong quá trình sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian tới.

***Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Toàn cảnh Hội thảo

Toàn cảnh Hội thảo

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành – Chủ nhiệm Đề tài chủ trì Hội thảo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành – Chủ nhiệm Đề tài chủ trì Hội thảo.

PGS.TS Đinh Dũng Sĩ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ

PGS.TS Đinh Dũng Sĩ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ

Các đại biểu dự Hội thảo.

Các đại biểu dự Hội thảo.

ThS. Nguyễn Phước Thọ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ

ThS. Nguyễn Phước Thọ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Việt Trường

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Việt Trường

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Ngô Tự Nam

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Ngô Tự Nam

Bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Hội thảo “Lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị”.

Hội thảo “Lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị”.

Các đại biểu dự Hội thảo.

Các đại biểu dự Hội thảo.

Lê Anh - Trọng Quỳnh

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=91717