HTX Sinh Dược Gia Sinh: Góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân

HTX Sinh Dược (xã Gia Sinh, Gia Viễn) là một điển hình trong sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tạo nhiều việc làm giúp nâng cao thu nhập cho thành viên không chỉ tại địa phương mà còn giúp đỡ nhiều xã nghèo khác vươn lên.

Tham quan quy trình sản xuất các sản phẩm dược liệu tại HTX Sinh Dược, xã Gia Sinh (Gia Viễn).

HTX Sinh Dược được thành lập năm 2004, tiền thân từ tổ hợptác nghiên cứu và sản xuất dược liệu. Với mục tiêu là tập hợp người dân địaphương có kinh nghiệm dùng thảo dược cổ truyền, cùng nhau kế thừa, bảo tồn vàphát triển bền vững nghề thuốc của địa phương. HTX hiện có 31 thành viên, 50lao động thường xuyên, trong đó trên 50% là nữ giới.

Ông Nguyễn Duy Phương, Phó Giám đốc HTX Sinh Dược cho biết:HTX ra đời xuất phát từ nhu cầu giải quyết một vấn đề rất thực tế tại xã GiaSinh, một xã miền núi của tỉnh, nằm ngay trong địa phận Khu du lịch tâm linhnúi chùa Bái Đính. Tại Gia Sinh, một bộ phận người nông dân gặp khó khăn trênchính đất canh tác của mình khi giá trị của nông sản bấp bênh vì quy mô sảnxuất nhỏ lẻ và phương thức sản xuất lạc hậu.

Gia Sinh là địa phương đang phát triển mạnh về du lịch,trọng tâm là du lịch tâm linh với quần thể chùa Bái Đính và kết nối với Khu dulịch sinh thái Tràng An. Trong quá trình hình thành và phát triển, cây dượcliệu là một trong những dấu ấn đậm nét của địa phương. Hiện nay, các kiến thứcvề thảo dược cổ truyền vẫn được người dân địa phương lưu giữ và ứng dụng trongcác sinh hoạt thường ngày.

Để góp phần giải quyết thực trạng và tận dụng những lợi thếtrên, HTX Sinh Dược được thành lập, mô hình HTX được lựa chọn bởi tính ưu việtcủa nó khi phát triển sinh kế gắn với cộng đồng. Tại HTX Sinh Dược, người nôngdân tham gia góp vốn, đất hoặc những tri thức về dược liệu bản địa, cùng nhaucanh tác những cây trồng quen thuộc, sản xuất các sản phẩm với nền tảng kinhnghiệm dân gian và mỗi thành viên là một hướng dẫn viên du lịch trên chính mảnhvườn, rừng, núi của mình.

Mô hình hoạt động của HTX Sinh Dược là mô hình HTX sản xuấthàng hóa, kết hợp trải nghiệm: HTX hiện có dịch vụ tắm ngâm khoáng thảo dượcgọi tên là Tắm Vua Sao Sa, du lịch Homestay... Với mô hình sản xuất khép kín từkhâu tạo vùng nguyên liệu, thu hái, chiết xuất tinh dầu, pha chế kết hợp cácbài thuốc dân gian cổ truyền tại vùng đất Sinh Dược tạo ra các sản phẩm cụ thểnhư muối ngâm chân, tinh dầu các loại, xà phòng tắm, dầu gội, tranh lá bồ đềbình an... tất cả các sản phẩm của HTX đều gắn với hoạt động du lịch, phát huythế mạnh địa phương.

Bên cạnh đó, HTX còn tham gia ký kết các hợp đồng cung cấpnguyên liệu thô cho nhiều đơn vị, hoạt động sản xuất, kinh doanh có bước pháttriển ổn định. Năm 2018, doanh thu của HTX đạt trên 10 tỷ đồng. Bình quân môĩlao động của HTX có mức lương từ 5 đến 7 triệu đồng/người/tháng.

Bên cạnh các hoạt động dịch vụ, HTX Sinh Dược cũng quan tâmđến xây dựng thành lập tổ chức đảng, đoàn thể như thành lập Chi bộ trực thuộcĐảng bộ huyện, tổ chức Công đoàn cơ sở nhằm thu hút thành viên và người laođộng cũng như nâng cao chất lượng đời sống thành viên, tổ chức các hoạt độngthường niên như tham quan du lịch, quan tâm, chia sẻ với đời sống người laođộng; duy trì chế độ phụ cấp, chăm sóc sức khỏe người lao động và đóng góp cácchương trình vì cộng đồng tại địa phương. Hàng năm, HTX còn tham gia các hoạtđộng thiện nguyện, đóng góp các chương trình an sinh xã hội từ 100 đến 125triệu đồng/năm.

Mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả của HTX Sinh Dược đãcó sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo động lực thúc đẩy và hỗ trợ liên kết sản xuất thànhlập thêm 4 HTX mới tại các địa phương như Cam Lộ (Quảng Trị), Sapa (Lào Cai),Thạch Hà (Hà Tĩnh), trong đó có 2 mô hình là do đồng bào dân tộc thiểu số thànhlập và vận hành. Có thể thấy, hướng đi của HTX Sinh Dược là hoàn toàn đúng đắn,tạo lợi nhuận cho HTX và thu nhập ổn định cho các thành viên, người lao động,góp phần vào công tác an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Bài, ảnh:Thái Học

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/htx-sinh-duuc-gia-sinh-gop-phan-tao-viec-lam-nang-cao-thu-nhap-cho-nong-dan-20190927081946152p2c22.htm