Hungary trở thành điểm nóng lạm phát mới của EU
Chính phủ Hungary vừa thông báo đang mở rộng giới hạn giá đối với 5 mặt hàng thực phẩm chủ lực, bao gồm trứng và khoai tây. Kế hoạch này được quyết định sau khi cơ quan chức năng công bố các dữ liệu cho thấy mức tăng giá trung bình trong tháng 10 lên 21,1%. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Chính phủ Hungary vừa thông báo đang mở rộng giới hạn giá đối với 5 mặt hàng thực phẩm chủ lực, bao gồm trứng và khoai tây. Kế hoạch này được quyết định sau khi cơ quan chức năng công bố các dữ liệu cho thấy mức tăng giá trung bình trong tháng 10 lên 21,1%.
Hungary đang xếp trong nhóm các nước có lạm phát nhanh nhất trong Liên minh châu Âu (EU). Có thể thấy, lạm phát đang là vấn đề đáng quan ngại nhất ở Hungary, Chánh Văn phòng Chính phủ Gergely Gulyas trao đổi với phóng viên cho biết, giá bán lẻ của nhiều mặt hàng thực phẩm tăng cao đột biến cùng với chi phí tiện ích tăng, điều này đang khiến cho lạm phát ở Hungary ở mức kỷ lục. Giá năng lượng các hộ gia đình cũng tăng tới 64% so với năm trước, trong khi chi phí thực phẩm tăng 40%, cao hơn gấp đôi so với mức trung bình của EU. Thậm chí, giá các thực phẩm như bánh mì, pho mát và trứng đã tăng gần gấp đôi trong năm qua và tăng tới 92% so với cùng kỳ năm 2021. Việc chi phí tăng cao đang gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, khách sạn và khu vực dịch vụ. Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Hungary cho rằng, lạm phát của Hungary có khả năng đạt đỉnh ở mức 25% vào cuối năm nay, nếu điều này xảy ra đây có thể là mức tăng cao nhất trong Liên minh châu Âu (EU).
Ra mắt Quỹ G20 ứng phó với các đại dịch
Ngày 13-11, lễ ra mắt chính thức Quỹ ứng phó đại dịch G20 diễn ra bên lề Hội nghị Bộ trưởng Y tế và Tài chính G20 tại Bali, Indonesia.
Trong một video gửi trực tuyến tới Lễ ra mắt, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết quỹ đã huy động được khoảng 1,4 tỷ USD, bao gồm các khoản đóng góp từ Indonesia, Mỹ và Liên minh châu Âu, cũng như từ các nhà tài trợ và các tổ chức từ thiện như Quỹ Bill và Melinda Gates. Mỹ đóng góp 450 triệu USD, chiếm gần 1/3 trong tổng số quỹ. Quỹ được thành lập trong bối cảnh nhiều nước đang phát triển “bị bỏ lại phía sau” trong đại dịch COVID-19, khi các nước giàu hơn thường tích trữ nhiều nguồn lực như vắc-xin để chống lại virus. Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính thiếu hụt kinh phí hàng năm cho khả năng chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch là 10,5 tỷ USD. Tổng thống Indonesia Jokowi cho rằng, số tiền quyên góp được cho đến nay để tăng cường khả năng ứng phó cho các đợt dịch tương lai là chưa đủ, đồng thời bày tỏ sẽ có sự ủng hộ lớn hơn từ các quốc gia./.