Hướng dẫn chuẩn cấp cứu đuối nước: Vì sao bác sĩ khuyên phải cứu não trước?
Khi trẻ bị ngạt nước, đuối nước, việc sơ cứu trẻ đúng kỹ thuật cực kỳ quan trọng, quyết định sự sống còn của nạn nhân. Dưới đây là video hướng dẫn cấp cứu trẻ đuối nước đúng cách của Bệnh viện Nhi Trung ương.
Cấp cứu trẻ đuối nước phải hồi sức tim phổi ngay
Theo TS.BS Lê Ngọc Duy, Trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, việc sơ cứu trẻ bị ngạt nước, đuối nước đúng kỹ thuật cực kỳ quan trọng, quyết định sự sống còn của nạn nhân.
Vài phút đầu là thời gian vàng để cấp cứu trẻ đuối nước vì nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ đuối nước là tổn thương não do thiếu oxy.
Do đó, khi thấy một trẻ bị đuối nước không tỉnh, không thở, ngừng tim thì cần phải hồi sức tim phổi (thổi ngạt, ép tim) ngay để giúp duy trì mãu lên não.
Đây là thời điểm vàng để cứu sống trẻ. Thời gian chịu đựng thiếu oxy của não tối đa chỉ khoảng từ 3-5 phút, nếu quá thời gian này sẽ dẫn tới tổn thương não không hồi phục, gây tử vong hoặc di chứng thần kinh.
Vì sao không được vác trẻ đuối nước lên vai chạy?
Cũng theo TS.BS Lê Ngọc Duy, nếu trẻ bị đuối nước vừa được đưa lên bờ đã dốc ngược trẻ lên vai chạy sẽ làm cho các dịch ở dạ dày trào ngược hít vào đường thở và làm chậm trễ hồi sức tim phổi(ép tim/thổi ngạt) làm mất thời gian vàng để cấp cứu trẻ.
Nếu sơ cấp cứu không đúng cách như trên, trẻ có thể tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề dù sau đó có được áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực do quá trình thiếu oxy não kéo dài.
Để phòng tránh đuối nước ở trẻ em, Hội Nhi khoa Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện một video hướng dẫn cách cấp cứu trẻ bị đuối nước với hình thức mô phỏng tai nạn đuối nước và bác sĩ hướng dẫn các bước cấp cứu trẻ đuối nước đúng cách cũng như những sai lầm cần tránh khi cấp cứu trẻ đuối nước.
Mời bạn xem video hướng dẫn cấp cứu đuối nước đúng cách của Bệnh viện Nhi Trung ương và Hội Nhi khoa Việt Nam: