Hướng dẫn giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị định 15
Hỏi: Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh để kê khai thuế đầu ra.Theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, người nộp thuế được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng (GTGT). Đơn vị thực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu, đã triển khai theo Nghị định số 15, nhưng có nhiều trường hợp khách hàng không có nhu cầu giảm thuế nên có nhiều hóa đơn điện tử không áp dụng mức giảm thuế thì có đúng không?
Trả lời:Tại Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 41/2022/NĐ-CP ngày 20/6/2022) quy định:
“Điều 1. Giảm thuế GTGT
2. Mức giảm thuế GTGT
Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
Căn cứ quy định trên và nội dung câu hỏi, trường hợp đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu, khi bán hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp được giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì phải lập hóa đơn theo quy định tại Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
Nếu doanh nghiệp đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT chưa được giảm theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua.