Hướng dẫn ôn tập cho kỳ thi đánh giá năng lực
Để ôn luyện cho kỳ thi đánh giá năng lực mà Đại học Quốc gia Hà Nội đang áp dụng, học sinh cần tránh cách học lệch, học tủ, học trọng tâm, học thuộc lòng...
Năm nay, Đại học Quốc gia Hà Nội lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam phương thức thi đánh giá năng lực cho học sinh phổ thông. Đây sẽ là cơ sở để các thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đánh giá về dạng đề thi đánh giá năng lực mà Đại học Quốc gia Hà Nội đang thực hiện, PGS. Nguyễn Kim Sơn – Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, đề thi của kỳ đánh giá năng lực có sự khác biệt lớn so với các dạng đề thi trước đó.
Trong đó, khác biệt lớn nhất là mục tiêu của đề thi , đánh giá năng lực một cách toàn diện, trong đó có các kiến thức, tư duy định lượng, định tính (khối kiến thức Toán và Ngữ văn). Đặc biệt nhấn mạnh tới tư duy logic, tính toán, tư duy hình tượng, cảm xúc…
Đề thi đòi hỏi một kiến thức rất tổng hợp. Thí sinh sẽ làm bài trong thời gian 195 phút để đánh giá năng lực, gồm các kiến thức trong sách giáo khoa bậc trung học và nội dung tập trung chủ yếu (khoảng 70% nội dung) trong chương trình sách giáo khoa lớp 12.
Với dạng đề thi này của Đại học Quốc gia Hà Nội, phương thức thi đánh giá năng lực sẽ góp phần thay đổi cách học lệch, học tủ, học trọng tâm hay học thuộc lòng của học sinh phổ thông. Đề thi có nhiều câu hỏi quan tâm đến vấn đề thực tiễn cuộc sống, đòi hỏi thí sinh phải hướng đến việc học để có một năng lực toàn diện.
Đề thi của mỗi thí sinh do máy tính tổ hợp từ cơ sở dữ liệu nguồn, đến giờ thi, thí sinh mới biết đề thi của mình như thế nào. Hình thức thi này sẽ hạn chế được nạn quay cóp, nhìn bài, hỗ trợ từ bên ngoài.
Do đó, để ôn luyện cho kỳ thi này học sinh