Hướng đi nào cho các doanh nghiệp Việt Nam trong biến động kinh tế?
Việc đưa ra các quyết định đầu tư trong thời kỳ nhiều biến động là không dễ dàng. Thậm chí trước khi bất ổn kinh tế xảy ra, các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp đã phải đối mặt với nhiều xu hướng làm thay đổi nhanh chóng cấu trúc hoạt động của nhiều ngành và lĩnh vực.
Thực trạng của các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế nhiều bất ổn
Tình hình kinh tế bất ổn góp phần gia tăng rủi ro trong hoạt động đầu tư, và các quyết định đưa ra sẽ có tác động hơn rất nhiều trong bối cảnh này. Chiến lược của các công ty cần phải tính đến các tác động không lường trước có thể xảy ra trong tương lai. Trong tình hình đó, điều cần thiết là những nhà lãnh đạo cần phải giữ vững được sự tự tin.
Đại dịch Covid-19 xảy ra có tác động mạnh và thay đổi cuộc sống, địa điểm làm việc và xã hội nói chung. Tiếp đó, kinh tế thế giới bị ảnh hưởng bởi nguồn cung gián đoạn, chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy tạo áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp về giá cả hàng hóa, dịch vụ. Hiện nay chúng ta lại đang ở trong giai đoạn bất ổn kinh tế - nhiều nước đang phải đối mặt với lạm phát tăng cao, nợ doanh nghiệp lớn, lãi suất gia tăng và có nhiều lo ngại về suy thoái kinh tế.
Những bước đi các doanh nghiệp đang hướng đến
Các nhà lãnh đạo tất nhiên đang phải chuẩn bị cho mọi khả năng xấu có thể xảy ra cho doanh nghiệp của mình. Trong một cuộc khảo sát toàn cầu gần đây của KPMG International, phần lớn cho biết họ sẽ cắt giảm chi phí và số lượng nhân viên. Điều này là hoàn toàn bình thường trong thời kỳ biến động và suy thoái kinh tế. Nhưng đây không phải là những cuộc khủng hoảng tài chính giống như những lần trước, và chỉ cắt giảm chi phí không đảm bảo sự sống còn của doanh nghiệp. Các biện pháp này tất nhiên hoàn toàn không có tác dụng gì trong việc thúc đẩy tăng trưởng.
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, các công ty cần đưa ra những quyết định thông minh tạo ra giá trị ngắn hạn và dài hạn cho cổ đông của mình, không có nhiều chỗ cho các quyết định và bước đi sai lầm. Các CEO cần chắc chắn trong việc sử dụng nguồn lực - con người và tài chính - của mình một cách hiệu quả nhất với từng quyết định được đưa ra. Và để làm được điều đó, họ cần có dữ liệu đáng tin cậy và kinh nghiệm sâu sắc về ngành để hiểu giá trị và rủi ro của mỗi một lựa chọn.
5 bước giúp doanh nghiệp có thể tự tin ra quyết định trong thời kỳ bất ổn kinh tế
Định vị các xu hướng
Bắt đầu bằng việc đánh giá các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến quyết định của người lãnh đạo doanh nghiệp. Cần phải đi sâu hơn – tức là cần tìm hiểu từng xu hướng và xem xét cách chúng có thể phát triển để tìm ra các cơ hội và rủi ro, xác định sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố cũng như hiểu mức độ ảnh hưởng của chúng đối với chiến lược của doanh nghiệp.
Sau đó, bắt đầu xem xét điều gì đang thúc đẩy chiến lược kinh doanh, tự đặt ra các câu hỏi như: điều gì đang thúc đẩy chiến lược kinh doanh của bạn,- mục đích của tổ chức có được thúc đẩy không? Lợi nhuận cổ đông có phải yếu tố quan trọng nhất? Bạn có sử dụng cơ hội này để chuyển đổi hay không? Và nếu vậy, việc chuyển đổi hướng tới điều gì?
Định lượng cơ hội và xây dựng các kịch bản có thể xảy ra
Bây giờ bạn đã có hiểu biết sâu hơn về các cơ hội, rủi ro và xu hướng tương lai ảnh hưởng đến tổ chức của mình. Bạn có thể bắt đầu định lượng một cách đúng đắn giá trị của chúng trong các kịch bản khác nhau. Bạn cần biết cái gì cần định lượng và chỉ số nào thực sự quan trọng; cần nhanh chóng đi sâu vào các dữ liệu để hiểu rõ tình hình hiện tại của mình. Sau đó, bạn cần kết hợp dữ liệu đó với các nguồn dữ liệu thị trường và các hiểu biết về ngành/ lĩnh vực chức năng để đánh giá giá trị tiềm năng chúng có thể mang lại trong một loạt các kịch bản khác nhau.
Ưu tiên danh sách và nhận diện những tiềm năng phát triển
Bạn đã có một danh sách các ý tưởng có thể tạo giá trị hoặc cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp. Và bạn biết chính xác chi phí và giá trị mà mỗi ý tưởng đó sẽ mang lại. Bây giờ là lúc để ưu tiên danh sách các ý tưởng đó. Dựa trên kinh nghiệm triển khai theo bộ phận chức năng để đánh giá một cách thực tế năng lực, khả năng và thời gian thay đổi của tổ chức. Kết quả của bước này nên là một danh sách cụ thể các hành động bạn có thể thực hiện và giá trị sẽ được tạo ra.
Bứt tốc trong thực thi kế hoạch
Ở điểm này, doanh nghiệp cần thực hiện kế hoạch một cách thật nhanh gọn và tự tin. Đảm bảo bạn có các kỹ năng và năng lực để không chỉ đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp, mà còn có khả năng duy trì chúng. Đừng cố gắng để tạo ra một ‘kế hoạch hoàn hảo’ hoặc trì hoãn vì cảm thấy vẫn còn nhiều rủi ro – hãy cố gắng đảm bảo mô hình quản trị cho phép bạn thực hiện theo một cách linh hoạt để giữ vững tốc độ phát triển và tiếp tục tạo ra giá trị.
Liên tục đo lường giá trị và chỉnh sửa hướng đi
Hãy đặt mục tiêu và theo dõi nó một cách cẩn thận. Quá trình đánh giá sẽ cung cấp chỉ số và kết quả cho bạn. Việc này không chỉ giúp bạn báo cáo cho các bên liên quan về việc đạt được mục tiêu và tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI), nó còn giúp doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng với các xu hướng và vấn đề mới - dựa trên dữ liệu đáng tin cậy và hiểu rõ về mục tiêu kinh doanh.
KPMG NEXT – Chuỗi sự kiện dành cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời kỳ bất ổn kinh tế
Ngoài ra, để có thể ra quyết định tốt hơn tránh những sai sót trong thời kỳ biến động như hiện tại, bạn cũng có tìm đến các chuyên gia của KPMG tại chuỗi sự kiện KPMG NEXT sắp tới dành cho các lãnh đạo đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Việt Nam.
Buổi đầu tiên của chuỗi sự kiện sẽ tập trung chia sẻ về những Thách thức của Gọi vốn Đầu tư, diễn ra vào ngày 07/6/2023. Trong khuôn khổ của buổi 1, diễn giả sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cách thích nghi với tư duy của nhà đầu tư theo hướng tập trung vào tính bền vững và lợi nhuận, cũng như những vấn đề cần lưu ý trong quá trình gọi vốn. Ngoài ra, đây cũng sẽ là cơ hội để giao lưu cùng với các chuyên gia của KPMG cùng các lãnh đạo đến từ nhiều doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam.
Tham gia ngay hôm nay: https://forms.office.com/e/C9XQrAtU3C
Tìm hiểu thêm về sự kiện: http://kpmg.com/vn/kpmgnext2023