Huyện Cao Phong thiết thực xây dựng đời sống văn hóa

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Cao Phong cho biết: Huyện có dân số trên 4,7 vạn người, gồm 3 dân tộc chính là: Mường, Kinh, Dao, trong đó dân tộc Mường chiếm 72% dân số. Ngay sau khi Nghị quyết (NQ) số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước ra đời đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm triển khai thực hiện, được nhân dân tích cực hưởng ứng.

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Cao Phong cho biết: Huyện có dân số trên 4,7 vạn người, gồm 3 dân tộc chính là: Mường, Kinh, Dao, trong đó dân tộc Mường chiếm 72% dân số. Ngay sau khi Nghị quyết (NQ) số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước ra đời đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm triển khai thực hiện, được nhân dân tích cực hưởng ứng.

Huyện Cao Phong quan tâm giữ gìn, phát huy văn hóa chiêng Mường trong đời sống. Ảnh: Biểu diễn chiêng Mường trong Lễ Khai mùa Mường Thàng năm 2024.

Huyện Cao Phong quan tâm giữ gìn, phát huy văn hóa chiêng Mường trong đời sống. Ảnh: Biểu diễn chiêng Mường trong Lễ Khai mùa Mường Thàng năm 2024.

Qua 10 năm triển khai thực hiện NQ số 33-NQ/TW và các NQ, kết luận, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về văn hóa, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể huyện Cao Phong tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã phát huy được sức mạnh tổng hợp để xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa ở địa phương; phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và nhân dân; dân chủ được mở rộng, tình làng nghĩa xóm ngày càng thêm bền chặt; phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN), thể dục thể thao (TDTT) có sự quan tâm đầu tư, phát triển; các phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của địa phương được duy trì, phát huy trong đời sống hiện đại... tạo môi trường văn hóa lành mạnh; các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư gắn với xây dựng nông thôn mới.

Việc xây dựng và phát triển văn hóa đạt được những kết quả tích cực. Các giá trị văn hóa phi vật thể tiếp tục được bảo tồn, thiết chế văn hóa - thể thao được quan tâm đầu tư xây dựng… Hiện, toàn huyện có 88 đội văn nghệ quần chúng/88 khu dân cư (KDC), 4 câu lạc bộ hát Thường đang bộ mẹng; 88 nhà văn hóa xóm, KDC, 1 nhà văn hóa huyện; 7 sân vận động đáp ứng một phần nhu cầu tham gia hoạt động VHVN, TDTT của nhân dân; số người luyện tập TDTT thường xuyên đạt trên 12.530 người; số hộ đạt gia đình văn hóa hàng năm chiếm 85%, KDC, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa đạt 95%, 100% trường học đạt văn hóa…

Để xây dựng và phát triển con người một cách toàn diện, các cấp ủy, chính quyền đã chỉ đạo thực hiện tốt các mặt công tác: GD&ĐT, y tế, dân số, gia đình, giảm nghèo bền vững, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội... Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường, đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa có bước trưởng thành. Các hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật được khuyến khích; hoạt động văn nghệ quần chúng ở cơ sở diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Đặc biệt, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số luôn được quan tâm. Phát huy di sản văn hóa thông qua các hoạt động, lễ hội được tổ chức tại các khu di tích lịch sử - văn hóa vào dịp Tết Nguyên đán như: lễ khai hội chùa Khánh (xã Thạch Yên), chùa Quèn Ang (xã Hợp Phong), đền Bờ (xã Thung Nai), lễ khai mùa Mường Thàng (xã Dũng Phong), lễ rước nước đền Bồng Lai tại khu di tích quốc gia danh lam thắng cảnh quần thể hang động núi Đầu Rồng (thị trấn Cao Phong). Công tác tuyên truyền nhân dân có ý thức giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể chiêng Mường, mo Mường được quan tâm đặc biệt.

Năm 2023, UBND huyện phối hợp Bảo tàng tỉnh, Sở VH-TT&DL, UBND xã Thung Nai tổ chức thành công trưng bày tài liệu, hiện vật bảo tàng với chủ đề "Lịch sử Hòa Bình từ năm 1886 - 1975” với 500 tài liệu, hiện vật. Qua 7 ngày trưng bày có khoảng 5.000 lượt người đến tham quan, tìm hiểu. Cũng trong năm 2023, huyện xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mo Mường Hòa Bình trên địa bàn huyện; tiếp tục triển khai Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tổ chức lớp tập huấn về bộ chữ dân tộc Mường và hội thảo văn hóa mo Mường; tiếp tục làm tốt công tác lưu giữ, bảo quản chiêng Mường cổ đi đôi với truyền dạy văn hóa chiêng Mường cho thế hệ trẻ. Hiện huyện có trên 1.600 chiếc chiêng, trong đó có 402 chiêng cổ…

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Cao Phong cho biết thêm: Sau 10 năm triển khai thực hiện NQ số 33-NQ/TW, nhiều truyền thống tốt đẹp được gìn giữ, phát huy, tình cảm cộng đồng gia đình, làng xóm ngày một thêm gắn bó. Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được tăng cường. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả thiết thực. Hoạt động VHVN, TDTT diễn ra sôi nổi, phong phú, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia. Vai trò của cấp ủy, chính quyền được khẳng định. Hiệu quả của nghị quyết đối với phát triển KT-XH tiếp tục được phát huy, góp phần xây dựng con người phát triển toàn diện về trí tuệ, tư tưởng, đạo đức và thể chất; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước…

Hồng Duyên

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/16/189939/huyen-cao-ph111ng-thiet-thuc-xay-dung-doi-song-van-hoa.htm