Huyện Đà Bắc: Khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng

Sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã theo Nghị quyết số 830 của UBTV Quốc hội khóa XIV, huyện Đà Bắc còn 17 xã, thị trấn. Tuy nhiên, hiện, toàn huyện mới có 11/17 là có trụ sở riêng cho Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) và mới có 7/17 xã thực hiện được việc Chủ tịch Hội Khuyến học xã làm Phó giám đốc TTHTCĐ. Trong khi đó thì cơ sở vật chất các TTHTCĐ thiếu thốn, xuống cấp; vấn đề bố trí công việc cho cán bộ chuyên trách gặp một số vướng mắc… cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của các TTHTCĐ trên địa bàn huyện.

 Người dân tìm hiểu thông tin, kiến thức tại Trung tâm học tập cộng đồng xã Cao Sơn (Đà Bắc). Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Phạm Quốc Vinh, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học huyện cho biết: Khó khăn lớn nhất tại các TTHTCĐ hiện nay là vấn đề cơ sở vật chất. Có tới 6/17 xã chưa có trụ sở riêng cho TTHTCĐ, cán bộ chuyên trách phải ngồi làm việc nhờ tại các phòng làm việc của UBND xã. Nhiều trụ sở được xây dựng đã lâu giờ xuống cấp, dột nát; trang thiết bị như máy tính, loa đài… được trang bị từ lâu đã hư hỏng khá nhiều, không sử dụng được. Theo hướng dẫn của Sở Nội vụ, để làm tốt công tác phối hợp thì đồng chí Chủ tịch Hội Khuyến học xã sẽ kiêm nhiệm nhiệm vụ Phó giám đốc TTHTCĐ. Tuy nhiên, mới có 7/17 xã thực hiện được vấn đề này. Trong khi đó, cán bộ chuyên trách của TTHTCĐ vẫn còn phải thực hiện một số nhiệm vụ của nhà trường, chưa thể dành toàn thời gian cho các hoạt động của TTHTCĐ. Đây là những lý do chính khiến cho hoạt động của các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Đà Bắc chưa đạt được như kỳ vọng. Từng bước khắc phục những khó khăn, huyện đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả như: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động; tiến hành khảo sát, đánh giá đúng thực trạng các trung tâm; kiện toàn Ban giám đốc các TTHTCĐ. Đặc biệt quan tâm tiến hành khảo sát nhu cầu học của các loại đối tượng. Từ đó xây dựng kế hoạch mở lớp, cung ứng các cơ hội học tập, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhất, để thực hiện học tập suốt đời cho các đối tượng. TTHTCĐ các xã cũng đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể đào tạo nghề cho nông dân theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức để huy động những nguồn lực xã hội khác tổ chức nhiều hình thức mở lớp đa dạng, thiết thực với phương châm cần gì học nấy. Kết quả trung bình mỗi năm, các TTHTCĐ trên địa bàn huyện đã tổ chức được khoảng 260 chuyên đề, với gần 18.000 lượt người tham gia. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng hoạt động của các TTHTCĐ đã góp phần quan trọng đến sự phát triển của công tác giáo dục ở các địa phương, thể hiện rõ sức mạnh của toàn xã hội với sự nghiệp giáo dục. Điển hình như TTHTCĐ các xã: Nánh Nghê, Tú Lý, Toàn Sơn, Cao Sơn, Vầy Nưa, Tân Pheo, Hiền Lương, thị trấn Đà Bắc... Năm 2019, có 55% số TTHTCĐ được xếp loại tốt, 45% được xếp loại khá, không có trung tâm xếp loại trung bình. Tuy là một huyện vùng cao, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các TTHTCĐ đã khắc phục khó khăn để góp phần từng bước nâng cao dân trí, xây dựng và củng cố phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng. Các TTHTCĐ đã tích cực tham gia vào việc xây dựng đại trà các mô hình: "Gia đình học tập”, "Dòng họ học tập”, "Cộng đồng học tập” và "Đơn vị học tập” ở cơ sở. Hiện, toàn huyện Đà Bắc có gần 62% số hộ gia đình học tập, 45,5% dòng họ học tập, 80,4% cộng đồng học tập và 55,3% đơn vị học tập. Dương Liễu

Người dân tìm hiểu thông tin, kiến thức tại Trung tâm học tập cộng đồng xã Cao Sơn (Đà Bắc). Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Phạm Quốc Vinh, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học huyện cho biết: Khó khăn lớn nhất tại các TTHTCĐ hiện nay là vấn đề cơ sở vật chất. Có tới 6/17 xã chưa có trụ sở riêng cho TTHTCĐ, cán bộ chuyên trách phải ngồi làm việc nhờ tại các phòng làm việc của UBND xã. Nhiều trụ sở được xây dựng đã lâu giờ xuống cấp, dột nát; trang thiết bị như máy tính, loa đài… được trang bị từ lâu đã hư hỏng khá nhiều, không sử dụng được. Theo hướng dẫn của Sở Nội vụ, để làm tốt công tác phối hợp thì đồng chí Chủ tịch Hội Khuyến học xã sẽ kiêm nhiệm nhiệm vụ Phó giám đốc TTHTCĐ. Tuy nhiên, mới có 7/17 xã thực hiện được vấn đề này. Trong khi đó, cán bộ chuyên trách của TTHTCĐ vẫn còn phải thực hiện một số nhiệm vụ của nhà trường, chưa thể dành toàn thời gian cho các hoạt động của TTHTCĐ. Đây là những lý do chính khiến cho hoạt động của các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Đà Bắc chưa đạt được như kỳ vọng. Từng bước khắc phục những khó khăn, huyện đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả như: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động; tiến hành khảo sát, đánh giá đúng thực trạng các trung tâm; kiện toàn Ban giám đốc các TTHTCĐ. Đặc biệt quan tâm tiến hành khảo sát nhu cầu học của các loại đối tượng. Từ đó xây dựng kế hoạch mở lớp, cung ứng các cơ hội học tập, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhất, để thực hiện học tập suốt đời cho các đối tượng. TTHTCĐ các xã cũng đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể đào tạo nghề cho nông dân theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức để huy động những nguồn lực xã hội khác tổ chức nhiều hình thức mở lớp đa dạng, thiết thực với phương châm cần gì học nấy. Kết quả trung bình mỗi năm, các TTHTCĐ trên địa bàn huyện đã tổ chức được khoảng 260 chuyên đề, với gần 18.000 lượt người tham gia. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng hoạt động của các TTHTCĐ đã góp phần quan trọng đến sự phát triển của công tác giáo dục ở các địa phương, thể hiện rõ sức mạnh của toàn xã hội với sự nghiệp giáo dục. Điển hình như TTHTCĐ các xã: Nánh Nghê, Tú Lý, Toàn Sơn, Cao Sơn, Vầy Nưa, Tân Pheo, Hiền Lương, thị trấn Đà Bắc... Năm 2019, có 55% số TTHTCĐ được xếp loại tốt, 45% được xếp loại khá, không có trung tâm xếp loại trung bình. Tuy là một huyện vùng cao, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các TTHTCĐ đã khắc phục khó khăn để góp phần từng bước nâng cao dân trí, xây dựng và củng cố phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng. Các TTHTCĐ đã tích cực tham gia vào việc xây dựng đại trà các mô hình: "Gia đình học tập”, "Dòng họ học tập”, "Cộng đồng học tập” và "Đơn vị học tập” ở cơ sở. Hiện, toàn huyện Đà Bắc có gần 62% số hộ gia đình học tập, 45,5% dòng họ học tập, 80,4% cộng đồng học tập và 55,3% đơn vị học tập. Dương Liễu

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/218/142407/huyen-da-bac-khac-phuc-kho-khan,-nang-cao-chat-luong-hoat-dong-cua-trung-tam-hoc-tap-cong-dong.htm