Huyết áp cao bỗng hạ đột ngột vào mùa hè: Lo hơn mừng
Nếu huyết áp đột ngột tăng cao hay hạ thấp bất thường (tụt huyết áp) đều khiến cho cơ thể khó chịu và đôi khi dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm.
Huyết áp hạ vào mùa hè
Nhiệt độ mùa hè tăng cao, các mạch máu trong cơ thể giãn nở, giúp máu lưu thông thuận lợi hơn, huyết áp cũng bị hạ xuống tương ứng.
Cùng với việc dễ đổ mồ hôi, nếu không bổ sung nước kịp thời, lượng máu sẽ giảm, huyết áp cũng theo đó mà giảm xuống.
Đồng thời, do mùa hè ra nhiều mồ hôi, tăng mất muối nên dễ dẫn đến giảm trương lực mạch và huyết áp.
Tuy nhiên, bệnh nhân cao huyết áp cũng không nên vội vui mừng, mùa hè cơ thể ra nhiều mồ hôi, máu đặc lại sẽ làm máu lưu thông chậm lại, hạ huyết áp.
Một khi huyết áp tăng trở lại, rất dễ gây ra hàng loạt biến chứng. Tốt nhất nên đến bệnh viện tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn, đồng thời yêu cầu bác sĩ căn cứ vào tình hình cụ thể mà điều chỉnh loại thuốc hoặc liều lượng.
Huyết áp tăng cao đột ngột vào mùa hè
Huyết áp có xu hướng tăng cao vào ban đêm. Thời tiết oi bức khiến người bệnh bứt rứt, trằn trọc khó ngủ, làm cho nhịp tim nhanh hơn, dẫn đến tăng huyết áp. Huyết áp cao là khi huyết áp tâm thu đo được lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg, huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg.
Ngoài ra, trời oi bức khiến nhiều người ngồi máy lạnh cả ngày. Thậm chí, có lúc giảm nhiệt độ phòng xuống dưới 20 độ C, khi ngoài trời 35 - 36 độ C. Ở ngoài trời nắng, mạch máu giãn ra, huyết áp có xu hướng giảm. Khi vào phòng điều hòa, mạch máu đang giãn nở gặp nhiệt độ lạnh đột ngột sẽ co lại, làm huyết áp tăng cao đột ngột.
Huyết áp tăng cao đột ngột có thể khiến bệnh nhân gặp các biến chứng nguy hiểm đến tim như suy tim, nhồi máu cơ tim. Nếu tình trạng huyết áp không ổn định kéo dài, có thể gây ảnh hưởng mắt như mờ mắt, mù vĩnh viễn; suy thận; xơ vữa mạch máu, hình thành cục máu đông, gây tắc mạch.
Làm thế nào để điều chỉnh thuốc?
Bệnh nhân tăng huyết áp lâu ngày có biến chứng suy tim cấp hoặc mạn tính không được ngừng thuốc
Bệnh nhân bị cao huyết áp kèm theo suy tim cấp hoặc mãn tính cần dùng các loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc đối kháng thụ thể angiotensin dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Loại thuốc này không chỉ được dùng để hạ huyết áp mà còn có tác dụng bảo vệ tim và điều trị suy tim, trong mọi trường hợp không được ngừng thuốc khi chưa được phép.
Bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ có thể tạm dừng thuốc
Nếu bệnh nhân mới được chẩn đoán tăng huyết áp đơn thuần và nhận thấy huyết áp có xu hướng giảm vào mùa hè, huyết áp dưới 130/80mmHg thì có thể tạm thời ngừng sử dụng thuốc hạ huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thường chú ý tăng cường kiểm soát chế độ ăn và điều chỉnh lối sống để giữ huyết áp trong giới hạn bình thường.
Nếu huyết áp không tăng thì không cần tiếp tục dùng thuốc hạ, nếu ngưng thuốc mà huyết áp vẫn tăng thì nên tiếp tục dùng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ.
Điều chỉnh thuốc theo tình hình cụ thể
Nếu bệnh nhân tăng huyết áp không có các triệu chứng kèm theo khác và huyết áp giảm vào mùa hè, họ có thể xem xét giảm loại và liều lượng thuốc hạ huyết áp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Ví dụ, những người uống ba loại thuốc có thể giảm xuống còn 2, hoặc liều lượng thuốc ban đầu có thể giảm một nửa, tuy nhiên, trong quá trình điều chỉnh liều lượng thuốc, huyết áp nên được đo thường xuyên.
Sau khi điều chỉnh liều lượng mà huyết áp vẫn không được giữ trong phạm vi bình thường, nên dùng thuốc theo cách ban đầu.
Bất kỳ bệnh nhân tăng huyết áp nào cũng nên tuân theo lời khuyên của bác sĩ, điều trị theo tình trạng thực tế và không nên tự mình đánh giá tình trạng bệnh.
Trong thời gian dùng thuốc, cố gắng kiểm soát cấu trúc chế độ ăn uống càng nhiều càng tốt, không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay, khó chịu và quá mặn, không gây ra tâm trạng thay đổi quá mức và không tập thể dục mạnh.
Khi thời tiết nóng bức, hãy cố gắng ở trong môi trường có khí hậu tương đối dễ chịu, để tránh huyết áp dao động quá mức và giữ cho cơ thể ở trạng thái ổn định.