Indonesia kéo dài hạn sử dụng vắc xin Covid-19, Trung Quốc cân nhắc sống chung với đại dịch

Theo Worldometer, thế giới có 438.495.612 ca mắc Covid-19, gồm 1.237.565 ca mới. Số ca tử vong là 5.983.117 ca, gồm 6.701 ca mới.

GD&TĐ - Theo Worldometer, thế giới có 438.495.612 ca mắc Covid-19, gồm 1.237.565 ca mới. Số ca tử vong là 5.983.117 ca, gồm 6.701 ca mới.

Tiêm vắc xin Covid-19 ở Indonesia.

Tiêm vắc xin Covid-19 ở Indonesia.

Anh hôm qua đã khẳng định yêu cầu tiêm vắc xin Covid-19 cho nhân viên y tế sẽ không còn được áp dụng vòa tháng 4. Bên cạnh đó nhân viên chăm sóc tại nhà sẽ không còn bắt buộc phải tiêm phòng từ ngày 15/3.

Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid vào tháng 1 nói rằng chính phủ dự định thu hồi các quy định, tùy thuộc vào sự tham vấn. Hôm qua, Bộ Y tế cho biết, sau khi tham vấn, yêu cầu tiêm vắc xin trên sẽ bị loại bỏ.

Indonesia đã kéo dài thời hạn sử dụng của vắc xin Covid-19 của AstraZeneca lên 9 tháng vì gần 6 triệu liều mà nước này nhập được trong các đợt ủng hộ có nguy cơ hết hạn – một phát ngôn của Bộ Y tế nước này cho biết hôm qua.

Quyết định trên nhấn mạnh những thách thức mà nhiều nước đang phát triển phải đối mặt trong chiến dịch tiêm chủng chậm chạp của họ. Vắc xin do các nước giàu tặng chỉ có thời hạn sử dụng tương đối ngắn, chỉ vài tháng hoặc thậm chí vài tuần.

Indonesia báo cáo số ca mắc hàng ngày cao kỷ lục giữa tháng 2 do biến thể Omicron. Nước này đã tiêm phòng đầy đủ cho khoảng 53% của số dân 270 triệu người. Ở các quốc gia giàu có hơn, tỷ lệ này là hơn 70%.

Phát ngôn viên Siti Nadia Tarmizi của Bộ Y tế cho biết có 6 triệu liều vắc xin hết hạn vào cuối tháng 2, nhưng chỉ có 200.000 liều trong số đó đã hết hạn sau khi đã kéo dài hạn sử dụng của mũi tiêm AstraZeneca từ 6 tháng lên 9 tháng.

Tại Trung Quốc, một nhà khoa học hàng đầu cho biết nước này có thể rời bỏ chiến lược “Zero Covid” trong tương lai gần và sống chung với Covid-19. Đây là một dấu hiệu cho thấy lãnh đạo nước này đang cân nhắc lại cách làm nghiêm ngặt của mình.

Trung Quốc là một trong những nơi cuối cùng vẫn áp dụng phương pháp chặt chẽ, ứng phó với các đợt bùng phát nhỏ bằng cách phong tỏa nhanh và chấm dứt hầu hêt các chuyến du lịch quốc tế.

Tuy nhiên, sự mệt mỏi vì những gián đoạn trong cuộc sống hàng ngày cũng như sự vật lộn của Hong Kong để ngăn chặn một đợt bùng phát mới đã đặt ra những câu hỏi về tính về bững của “Zero Covid”.

Nhà khoa học Zeng Guang cho biết chiến lược chống Covid-19 của Trung Quốc không thể “mãi mãi không thay đổi” và “mục tiêu lâu dài của nhân loại là cùng tồn tại với virus” với tỷ lệ tử vong và mắc bệnh ở mức chấp nhận được.

Ông nói rằng tuy cách làm của Trung Quốc đã ngăn chặn được sự hỗn loạn ban đầu của sự lây nhiễm lan rộng mà nhiều nước phương Tây đã trải qua, tỷ lệ lây nhiễm thấp của nước này hiện là một “điểm yếu” vì ngày càng ít người xây dựng được khả năng miễn dịch tự nhiên.

Theo ông các nước phương Tây đã thể hiện “sự dũng cảm đáng khen ngợi” trong việc tìm cách sống chung với virus. Trung Quốc nên “quan sát và học hỏi” mặc dù vẫn “không cần mở cửa đất nước vào lúc cao điểm của đại dịch toàn cầu”.

Ông Zeng là cựu nhà khoa học chính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Trung Quốc và là một trong những chuyên gia đứng sau phản ứng Covid-19 ban đầu của nước này.

Theo CNA/Worldometer

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/the-gioi/indonesia-keo-dai-han-su-dung-vac-xin-covid-19-trung-quoc-can-nhac-song-chung-voi-dai-dich-uOTXXVY7g.html