Indonesia từ chối đề xuất tiếng Malaysia cho ngôn ngữ thứ hai của ASEAN
Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Nghiên cứu và Công nghệ Indonesia Nadiem Makarim đã từ chối đề nghị của Malaysia về việc đưa tiếng Malaysia trở thành ngôn ngữ thứ hai của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Trong một tuyên bố bằng văn bản được công bố vào tối thứ Hai (4/4), ông Makarim cho biết việc coi tiếng Indonesia là ngôn ngữ ASEAN là khả thi hơn khi xem xét các lợi thế về lịch sử, pháp lý và ngôn ngữ.
Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob (trái) và Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: CNA
Bài liên quan
ASEAN tập trung hồi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19
Campuchia cho biết hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Mỹ bị hoãn lại
Campuchia lên lịch Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vào ngày 16 và 17 tháng 2
Hải quân Nga lần đầu tập trận chung với ASEAN, tàu Đô đốc Panteleyev khoe sức mạnh
“Tôi, với tư cách là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Nghiên cứu và Công nghệ, tất nhiên bác bỏ đề xuất này. Tuy nhiên, mong muốn để tiếng Mã Lai trở thành ngôn ngữ của ASEAN cần được nghiên cứu và thảo luận thêm ở cấp khu vực", ông Makarim nói.
Tuyên bố của Bộ trưởng Indonesia được đưa ra sau khi Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cho biết vào ngày 1/4 rằng Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã đồng ý đề nghị của họ về việc đề xuất tiếng Mã Lai trở thành ngôn ngữ của ASEAN vào một ngày không xa.
Phát biểu cùng với ông Widodo trong cuộc họp báo chung trong chuyến thăm và làm việc tại Jakarta, nhà lãnh đạo Malaysia cho biết: "Chúng tôi đã đồng ý đề xuất tăng cường ngôn ngữ Mã Lai, để một ngày nào đó nó có thể trở thành một ngôn ngữ của ASEAN".
Ông Ismail Sabri phát biểu tại Merdeka Palace rằng: “Tôi tin rằng những gì chúng tôi đang làm hôm nay sẽ mang lại lợi ích cho người dân cả hai nước và tôi chắc chắn rằng chúng tôi sẽ củng cố mối quan hệ anh em thân thiết giữa Malaysia và Indonesia”.
Tháng trước, ông Ismail Sabri cho biết Malaysia sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo khu vực để đưa tiếng Mã Lai trở thành ngôn ngữ thứ hai của ASEAN.
Ông lập luận rằng ngoài Malaysia, tiếng Mã Lai đã được sử dụng ở một số nước ASEAN như Indonesia, Brunei, Singapore, Thái Lan, Nam Philippines và một số vùng của Campuchia.
“Trong toàn khối ASEAN có rất nhiều người có thể nói tiếng Mã Lai. Do đó, không có lý do gì chúng ta không thể đưa tiếng Mã Lai trở thành một trong những ngôn ngữ chính thức của ASEAN", ông Ismail Sabri nói.
Ngược lại, ông Makarim cũng viết trong tuyên bố hôm thứ Hai rằng ở cấp độ quốc tế, tiếng Indonesia đã trở thành ngôn ngữ phổ biến nhất ở Đông Nam Á. Ông tuyên bố rằng ngôn ngữ của họ đã xuất hiện ở 47 quốc gia trên thế giới.
Cựu giám đốc điều hành Gojek cho biết tiếng Indonesia cũng đã được giảng dạy cho người nước ngoài bởi 428 học viện và cũng là một môn học trong một số cơ sở đẳng cấp thế giới ở châu Âu, Mỹ, Úc, cũng như tại một số trường đại học hàng đầu ở châu Á.
Trung Kiên (Theo CNA)