Israel xác nhận tiêm kích F-16 lần đầu bị tên lửa S-300 Syria tấn công

Sau khi án binh bất động nhiều năm qua, tên lửa S-300 Syria đã có lần đầu phóng đạn vào tiêm kích F-16 Israel.

Bộ Quốc phòng Israel cho biết, một tên lửa thuộc hệ thống phòng không S-300 Syria nhưng do binh sĩ Nga vận hành đã bắn vào tiêm kích F-16 của nước này khi chúng thực hiện nhiệm vụ đặc biệt.

Bộ Quốc phòng Israel cho biết, một tên lửa thuộc hệ thống phòng không S-300 Syria nhưng do binh sĩ Nga vận hành đã bắn vào tiêm kích F-16 của nước này khi chúng thực hiện nhiệm vụ đặc biệt.

Như vậy, thực tế là một khẩu đội phòng không của Nga đã giao chiến với máy bay phản lực Israel. Sự việc trên xảy ra vào tháng 5, tuy nhiên phải đến lúc này thông tin trên mới được Tel Aviv công bố rộng rãi.

Như vậy, thực tế là một khẩu đội phòng không của Nga đã giao chiến với máy bay phản lực Israel. Sự việc trên xảy ra vào tháng 5, tuy nhiên phải đến lúc này thông tin trên mới được Tel Aviv công bố rộng rãi.

Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Phó Thủ tướng Israel Benny Gantz trong cuộc họp báo đã nói với các phóng viên rằng biên đội chiến đấu cơ của Không quân Israel (IAF) đã bị hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) của Nga tấn công vào ngày 13/5, nhưng chúng vẫn bình yên vô sự.

Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Phó Thủ tướng Israel Benny Gantz trong cuộc họp báo đã nói với các phóng viên rằng biên đội chiến đấu cơ của Không quân Israel (IAF) đã bị hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) của Nga tấn công vào ngày 13/5, nhưng chúng vẫn bình yên vô sự.

Tuy nhiên, ông Gantz nói thêm rằng sự hiện diện của máy bay chiến đấu Israel trong không phận Syria và hành động của chúng dẫn tới việc bị tên lửa phòng không Nga nhắm bắn là "sự cố chỉ xảy ra một lần".

Tuy nhiên, ông Gantz nói thêm rằng sự hiện diện của máy bay chiến đấu Israel trong không phận Syria và hành động của chúng dẫn tới việc bị tên lửa phòng không Nga nhắm bắn là "sự cố chỉ xảy ra một lần".

Bộ trưởng Gantz nói thêm, các tên lửa của Nga được phóng khi máy bay chiến đấu của IAF “không còn ở xung quanh”, điều này nghĩa là đạn đánh chặn chỉ phóng lên theo kiểu "bắn vuốt đuôi", thường không mang lại hiệu quả.

Bộ trưởng Gantz nói thêm, các tên lửa của Nga được phóng khi máy bay chiến đấu của IAF “không còn ở xung quanh”, điều này nghĩa là đạn đánh chặn chỉ phóng lên theo kiểu "bắn vuốt đuôi", thường không mang lại hiệu quả.

Diễn biến trên cho thấy rằng người Nga đã cố gắng làm điều đó nhằm đưa ra một thông điệp với Tel Aviv, nhưng quả đạn phóng lên không bao giờ thực sự đe dọa các máy bay phản lực của Israel nhằm tránh leo thang căng thẳng.

Diễn biến trên cho thấy rằng người Nga đã cố gắng làm điều đó nhằm đưa ra một thông điệp với Tel Aviv, nhưng quả đạn phóng lên không bao giờ thực sự đe dọa các máy bay phản lực của Israel nhằm tránh leo thang căng thẳng.

Một số tờ báo khu vực nói thêm, máy bay liên quan là tiêm kích F-16 của IAF, chúng đã tấn công các mục tiêu gần thành phố Masyaf ở phía Tây Bắc Syria, mặc dù không có thêm chi tiết nào về hoạt động quân sự được cung cấp.

Một số tờ báo khu vực nói thêm, máy bay liên quan là tiêm kích F-16 của IAF, chúng đã tấn công các mục tiêu gần thành phố Masyaf ở phía Tây Bắc Syria, mặc dù không có thêm chi tiết nào về hoạt động quân sự được cung cấp.

Ấn phẩm The Drive của Mỹ bình luận, vụ việc xảy ra hồi tháng 5 dường như là lần đầu tiên S-300 được sử dụng để chống lại máy bay chiến đấu của Israel kể từ khi các hệ thống phòng không này hiện diện Syria vào năm 2018, nhằm thể hiện sự ủng hộ của Nga đối với đồng minh.

Ấn phẩm The Drive của Mỹ bình luận, vụ việc xảy ra hồi tháng 5 dường như là lần đầu tiên S-300 được sử dụng để chống lại máy bay chiến đấu của Israel kể từ khi các hệ thống phòng không này hiện diện Syria vào năm 2018, nhằm thể hiện sự ủng hộ của Nga đối với đồng minh.

Một lý do khác của việc đưa S-300 tới Syria là nhằm tăng cường sức mạnh cho hệ thống phòng không của Damascus, sau khi họ bắn rơi một máy bay trinh sát Il-20 Coot của Nga làm toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng trong bối cảnh IAF không kích dọc bờ biển Địa Trung Hải.

Một lý do khác của việc đưa S-300 tới Syria là nhằm tăng cường sức mạnh cho hệ thống phòng không của Damascus, sau khi họ bắn rơi một máy bay trinh sát Il-20 Coot của Nga làm toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng trong bối cảnh IAF không kích dọc bờ biển Địa Trung Hải.

Loại tên lửa S-300 được triển khai tới Syria vẫn chưa được công bố, nhưng chúng có thể là phiên bản thuộc dòng S-300P cũ hơn (phương Tây gọi là SA-10 Grumble) có tầm bắn và độ chính xác khá hạn chế.

Loại tên lửa S-300 được triển khai tới Syria vẫn chưa được công bố, nhưng chúng có thể là phiên bản thuộc dòng S-300P cũ hơn (phương Tây gọi là SA-10 Grumble) có tầm bắn và độ chính xác khá hạn chế.

Mặc dù vậy, cũng không loại trừ đó là S-300PMU-2 tiên tiến hơn mà NATO phân loại là SA-20B Gargoyle, có tầm bắn tăng lên đến khoảng 195 km và sử dụng cơ chế dẫn đường tinh vi hơn rất nhiều.

Mặc dù vậy, cũng không loại trừ đó là S-300PMU-2 tiên tiến hơn mà NATO phân loại là SA-20B Gargoyle, có tầm bắn tăng lên đến khoảng 195 km và sử dụng cơ chế dẫn đường tinh vi hơn rất nhiều.

Vấn đề đáng chú ý tiếp theo là Bộ trưởng Gantz tuyên bố rằng hệ thống S-300 được đề cập là do binh sĩ Nga vận hành, nhưng vị quan chức này chưa cho thấy bằng chứng nhằm khẳng định lời nói của mình.

Vấn đề đáng chú ý tiếp theo là Bộ trưởng Gantz tuyên bố rằng hệ thống S-300 được đề cập là do binh sĩ Nga vận hành, nhưng vị quan chức này chưa cho thấy bằng chứng nhằm khẳng định lời nói của mình.

Nhưng trước đó, Nga đã tuyên bố rằng họ sẽ kiểm soát việc phóng tên lửa từ các khẩu đội S-300 của Syria. Đây được coi là lý do chính khiến vũ khí này chưa bao giờ được sử dụng để chống lại IAF trong các cuộc chạm trán trên không trước đó.

Nhưng trước đó, Nga đã tuyên bố rằng họ sẽ kiểm soát việc phóng tên lửa từ các khẩu đội S-300 của Syria. Đây được coi là lý do chính khiến vũ khí này chưa bao giờ được sử dụng để chống lại IAF trong các cuộc chạm trán trên không trước đó.

Điều tương tự cũng xảy ra với S-300 và các khẩu đội S-400 tiên tiến hơn, chúng được cho là nằm hoàn toàn trong tay Nga và bố trí tại các thành trì quan trọng như căn cứ không quân Hmeimim hay quân cảng Tartus.

Điều tương tự cũng xảy ra với S-300 và các khẩu đội S-400 tiên tiến hơn, chúng được cho là nằm hoàn toàn trong tay Nga và bố trí tại các thành trì quan trọng như căn cứ không quân Hmeimim hay quân cảng Tartus.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/israel-xac-nhan-tiem-kich-f-16-lan-dau-bi-ten-lua-s-300-syria-tan-cong-post512285.antd