Kế hoạch 'săn tìm linh hồn' bằng công nghệ quét não của Trung Quốc

Dự án này sẽ tiêu tốn hàng tỉ Nhân dân tệ và được dự đoán mang lại 'cuộc cách mạng trong lĩnh vực nghiên cứu não bộ'.

Giới khoa học Trung Quốc đã công bố kế hoạch xây dựng một máy quét não cấp độ khủng khiếp, được đánh giá là mạnh nhất thế giới hiện nay. Máy này có khả năng tích tụ từ trường cực mạnh, giúp lần đầu tiên trong lịch sử dựng lại hoạt động của toàn bộ các neuron thần kinh trong bộ não người đang sống.

Giới khoa học Trung Quốc đã công bố kế hoạch xây dựng một máy quét não cấp độ khủng khiếp, được đánh giá là mạnh nhất thế giới hiện nay. Máy này có khả năng tích tụ từ trường cực mạnh, giúp lần đầu tiên trong lịch sử dựng lại hoạt động của toàn bộ các neuron thần kinh trong bộ não người đang sống.

Đây là một thiết bị chụp cộng hưởng từ (MRI) mạnh nhất, không chỉ làm tốt những gì công nghệ hiện nay đang làm mà còn cho phép theo dõi các phân tử hóa học trong não như natri, phốt-pho, và kali. Dự án sẽ tiêu tốn hàng tỉ Nhân dân tệ và được dự đoán mang lại "cuộc cách mạng trong lĩnh vực nghiên cứu não bộ".

Đây là một thiết bị chụp cộng hưởng từ (MRI) mạnh nhất, không chỉ làm tốt những gì công nghệ hiện nay đang làm mà còn cho phép theo dõi các phân tử hóa học trong não như natri, phốt-pho, và kali. Dự án sẽ tiêu tốn hàng tỉ Nhân dân tệ và được dự đoán mang lại "cuộc cách mạng trong lĩnh vực nghiên cứu não bộ".

Theo một chuyên gia tại Quảng Đông, máy MRI này sẽ giúp chúng ta thấy một thế giới hoàn toàn khác và thậm chí có thể "nhìn thấy cả linh hồn". Tuy nhiên, giáo sư He Rongqiao từ Viện sinh học vật lý thuộc Học viện khoa học Bắc Kinh lại không kỳ vọng nhiều về việc máy có thể nhìn thấy linh hồn, vì nhận thức vẫn là một khái niệm mơ hồ.

Theo một chuyên gia tại Quảng Đông, máy MRI này sẽ giúp chúng ta thấy một thế giới hoàn toàn khác và thậm chí có thể "nhìn thấy cả linh hồn". Tuy nhiên, giáo sư He Rongqiao từ Viện sinh học vật lý thuộc Học viện khoa học Bắc Kinh lại không kỳ vọng nhiều về việc máy có thể nhìn thấy linh hồn, vì nhận thức vẫn là một khái niệm mơ hồ.

Dự án xây dựng máy MRI mạnh nhất đã được chính phủ phê duyệt với sự cố vấn của giáo sư Zhao Zhongxian. Các máy MRI thông thường hiện nay chỉ có thể tích lũy từ trường dao động khoảng 1,5 - 3 tesla, trong khi cỗ máy mạnh nhất hiện nay tại Mỹ và châu Âu là 11 tesla.

Dự án xây dựng máy MRI mạnh nhất đã được chính phủ phê duyệt với sự cố vấn của giáo sư Zhao Zhongxian. Các máy MRI thông thường hiện nay chỉ có thể tích lũy từ trường dao động khoảng 1,5 - 3 tesla, trong khi cỗ máy mạnh nhất hiện nay tại Mỹ và châu Âu là 11 tesla.

Máy MRI mà Trung Quốc dự định chế tạo sẽ tạo ra từ trường lên tới 14 tesla, đủ mạnh để kích thích các hạt nhân của phân tử nặng hơn như natri, phốt-pho và kali, giúp chụp được hoạt động của não bộ.

Máy MRI mà Trung Quốc dự định chế tạo sẽ tạo ra từ trường lên tới 14 tesla, đủ mạnh để kích thích các hạt nhân của phân tử nặng hơn như natri, phốt-pho và kali, giúp chụp được hoạt động của não bộ.

Một tế bào neuron thần kinh có đường kính khoảng 4 - 100 micromet, nhưng máy MRI mạnh nhất hiện nay chỉ có thể quan sát được vật thể đường kính nhỏ hơn 1000 micromet. Nếu dự án thành công, vật thể nhỏ cỡ 1 micromet cũng có thể quan sát được.

Một tế bào neuron thần kinh có đường kính khoảng 4 - 100 micromet, nhưng máy MRI mạnh nhất hiện nay chỉ có thể quan sát được vật thể đường kính nhỏ hơn 1000 micromet. Nếu dự án thành công, vật thể nhỏ cỡ 1 micromet cũng có thể quan sát được.

Quá trình thiết kế và phát triển công nghệ có thể tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên, công nghệ MRI sau này có thể thay thế hoàn toàn tia X vì không tạo ra phóng xạ, không gây tổn hại cho cơ thể.

Quá trình thiết kế và phát triển công nghệ có thể tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên, công nghệ MRI sau này có thể thay thế hoàn toàn tia X vì không tạo ra phóng xạ, không gây tổn hại cho cơ thể.

Dù vậy, yếu tố an toàn vẫn phải đặt lên hàng đầu, vì chưa có ai từng tiếp xúc với từ trường mạnh tới 14 tesla. Giáo sư Lu Haidong tại ĐH Bắc Kinh nhấn mạnh rằng rủi ro phải được đánh giá cẩn thận trước khi sử dụng trên người sống. Mặc dù dự án còn ở giai đoạn đầu, nó đã gây chú ý lớn và hứa hẹn mang lại những đột phá lớn trong nghiên cứu não bộ.

Dù vậy, yếu tố an toàn vẫn phải đặt lên hàng đầu, vì chưa có ai từng tiếp xúc với từ trường mạnh tới 14 tesla. Giáo sư Lu Haidong tại ĐH Bắc Kinh nhấn mạnh rằng rủi ro phải được đánh giá cẩn thận trước khi sử dụng trên người sống. Mặc dù dự án còn ở giai đoạn đầu, nó đã gây chú ý lớn và hứa hẹn mang lại những đột phá lớn trong nghiên cứu não bộ.

Mời quý độc giả xem thêm video: Phát minh thay đổi thế giới của phương Tây ra đời ở Trung Quốc?

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ke-hoach-san-tim-linh-hon-bang-cong-nghe-quet-nao-cua-trung-quoc-1995890.html