Kế nhiệm Steve Jobs, CEO Apple Tim Cook đang thành công vượt sức kỳ vọng của mọi người
Apple chỉ có trị giá dưới 400 tỷ USD khi Cook vừa lên nắm quyền; hiện nay, giá trị của công ty đã tăng gấp 5 lần, đạt trên 2000 tỷ USD.
Đồng sáng lập Apple, Steve Jobs, qua đời năm 2011, và người ta lo sợ rằng người kế nhiệm sẽ rất khó để làm tốt công việc của ông. Nhưng Tim Cook dường như đã làm rất tốt điều đó đến mức người kế nhiệm của ông có lẽ cũng sẽ phải nỗ lực rất nhiều.
Ban đầu Cook chỉ được coi là người "chăm sóc" đơn thuần cho thương hiệu mang tính biểu tượng mà Jobs đã xây dựng trước khi ông qua đời năm 2011, Cook đã tạo nên sự độc đáo của riêng mình.
Nhà phân tích lâu năm của Apple Gene Munster, hiện là đối tác quản lý của Loup Ventures, cho biết: Huấn luyện Cook trở thành người thừa kế rõ ràng là "một trong những thành tựu vĩ đại nhất của Steve Jobs nhưng lại không được đánh giá cao".
Đợt chia tách cổ phiếu sắp tới là một trong những thước đo thành công của Apple dưới thời Cook. Công ty chỉ có trị giá dưới 400 tỷ USD khi Cook vừa lên nắm quyền; hiện nay, giá trị của công ty đã tăng gấp 5 lần và vừa trở thành công ty Hoa Kỳ đầu tiên tự hào có giá trị thị trường 2.000 tỷ USD. Hiệu suất cổ phiếu của nó đã tăng gần gấp 3 lần về giá trị trong suốt 9 năm qua.
Nhưng chuyện không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đây là một số những thách thức mà Cook phải đối mặt là: Doanh số bán iPhone đã bị chậm lại khi điện thoại thông minh ngày càng thịnh hành, cuộc đối đầu với FBI về quyền riêng tư của người dùng, cuộc chiến thương mại của Mỹ với Trung Quốc đe dọa tăng giá iPhone và giờ là đại dịch khiến nhiều cửa hàng bán lẻ của Apple phải đóng cửa, nhấn chìm nền kinh tế vào một cuộc suy thoái sâu sắc.
Cook, 59 tuổi, cũng đã lấn sân sang lĩnh vực mới. Apple hiện đang trả cổ tức hàng quý. Cook cũng đã sử dụng quyền lực của mình để trở thành người ủng hộ công khai cho dân quyền và năng lượng tái tạo. Ở cấp độ cá nhân, ông trở thành CEO đồng tính công khai đầu tiên của một công ty nằm trong danh sách Fortune 500 vào năm 2014.
Apple đã từ chối các buổi phỏng vấn Cook. Nhưng năm 2009, công ty đã công khai những bình luận Cook cung cấp cho các nhà phân tích tài chính khi ông điều hành công ty lúc Jobs chiến đấu với căn bệnh ung thư tuyến tụy.
Khi được hỏi liệu công ty sẽ như thế nào dưới sự quản lý của ông, Cook nói rằng Apple cần "sở hữu và kiểm soát các công nghệ chính đằng sau những sản phẩm mà chúng tôi tạo ra." Công ty thậm chí còn làm tốt hơn mong đợi, trở thành nhà sản xuất chip số lượng lớn để cung cấp cả iPhone và Mac. Ông nói thêm rằng Apple sẽ từ chối khai thác các dự án "để chúng tôi thực sự có thể tập trung vào một số ít điều quan trọng và có ý nghĩa đối với chúng tôi."
Chính yếu tố đó đã giúp Apple phát triển như ngày nay. Tuy nhiên, đồng thời, dưới sự quản lý của Cook, Apple hầu như đã thất bại trong việc tìm ra người kế nhiệm đột phá cho iPhone. Đồng hồ thông minh và tai nghe không dây của iPhone đã dẫn đầu thị trường, nhưng không phải là thứ thay đổi cục diện.
Cook và các giám đốc điều hành khác đã đưa ra gợi ý rằng Apple muốn tạo ra tiếng vang lớn trong lĩnh vực tương tác thực tế (AR), sử dụng màn hình điện thoại hoặc kính mắt công nghệ cao để vẽ hình ảnh kỹ thuật số vào thế giới thực. Apple vẫn chưa phân phối, tuy nhiên cũng không có công ty nào khác dám thổi phồng công nghệ này.
Apple cũng vẫn là kẻ tụt hậu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là trong thị trường trợ lý số kích hoạt bằng giọng nói ngày càng quan trọng. Mặc dù Siri của Apple được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị của Apple, nhưng Alexa của Amazon và trợ lý số của Google đã có những bước tiến lớn trong việc giúp mọi người quản lý cuộc sống của họ, đặc biệt là ở nhà và ở văn phòng.
Apple cũng đã vấp ngã một vài lần dưới sự lãnh đạo của Cook.
Vào năm 2017, hãng đã khiến khách hàng xa lánh bằng cách lặng lẽ cố tình làm chậm hiệu suất của những chiếc iPhone cũ vì một bản cập nhật phần mềm, với cái mác là để dự phòng tuổi thọ của pin cũ. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng xem đây là một mưu đồ để thúc đẩy doanh số iPhone mới và đắt hơn. Giữa làn sóng thịnh nộ, Apple đã đề nghị thay pin cũ với mức chiết khấu cao; sau đó nó đã trả 500 triệu USD để giải quyết một vụ kiện tập thể về vấn đề này.
Apple cũng đã phải đối mặt với các cuộc điều tra của chính phủ vì đã cố tình giảm thiểu thuế doanh nghiệp và vì những khiếu nại về việc họ đã lạm dụng quyền kiểm soát App Store của mình để thu phí quá mức và đàn áp các cuộc cạnh tranh với dịch vụ kỹ thuật số của chính mình. Về mặt thuế, một tòa án đã phán quyết vào tháng 7 rằng Apple không làm gì sai.
Cook đã biến App Store thành nền tảng của bộ phận dịch vụ mà ông đã định mở rộng cách đây 4 năm. Vào thời điểm đó, ngày càng rõ ràng rằng doanh số của iPhone - nguồn thu chính của Apple - sẽ bị chậm lại khi các đổi mới ngày càng thưa thớt và người tiêu dùng gắn bó lâu hơn với chiếc iPhone cũ của mình.
Để bù đắp xu hướng đó, Cook bắt đầu đẩy mạnh doanh thu định kỳ từ hoa hồng của ứng dụng, chương trình bảo hành; đăng ký nhạc, video, trò chơi và tin tức trực tuyến cũng được bán cho hơn 1,5 tỷ thiết bị đang chạy trên phần mềm của công ty.
Sau khi tăng gấp đôi quy mô trong vòng chưa đầy 4 năm, bộ phận dịch vụ của Apple hiện có doanh thu đạt 50 tỷ USD hàng năm, nhiều hơn tất cả các công ty trừ 65 công ty trong Fortune 500. Nhà phân tích Daniel Ives của Wedbush Securities ước tính bộ phận dịch vụ của Apple có giá trị khoảng 750 tỷ USD - khoảng bằng tất cả các dịch vụ Facebook cộng lại.
Bộ phận dịch vụ có thể đáng giá hơn bây giờ nếu Cook làm theo lời khuyên của nhiều nhà phân tích. Họ tin rằng Apple lẽ ra phải làm chuyện này cách đây ít nhất 5 năm: bỏ tiền mặt khoảng 260 tỷ USD để mua Netflix hoặc một hãng phim lớn, cung cấp tài nguyên cho tham vọng video streaming của công ty.
Việc mua Netflix dường như nằm trong khả năng vào 5 năm về trước, khi dịch vụ video streaming được định giá khoảng 40 tỷ USD. Hiện Netflix có giá trị hơn 200 tỷ USD,và chắc chắn nó sẽ không bán cho ai ngay cả đối với một công ty có nguồn lực khổng lồ như Apple.