'Kẻ thù' của mướp hương: Tuyệt đối không ăn cùng 3 loại thực phẩm này trong mùa hè kẻo rước họa vào thân

Theo các chuyên gia Đông y, mướp dù tốt nhưng lại có một số 'đại kỵ' khi kết hợp sai – nhẹ thì rối loạn tiêu hóa, nặng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.

Vào những ngày nóng nực của mùa hè, đặc biệt là trong tiết trời "tam phục", mướp hương (mướp ta) trở thành món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình nhờ vị thanh mát, dễ chế biến. Từ mướp xào tỏi, mướp nấu canh trứng đến mướp hầm đậu phụ… đều được ưa chuộng vì khả năng thanh nhiệt, giải độc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Đông y, mướp dù tốt nhưng lại có một số “đại kỵ” khi kết hợp sai – nhẹ thì rối loạn tiêu hóa, nặng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.

1. Mướp “kỵ” gì? Cẩn thận khi kết hợp

- Cua – Kẻ thù số một của mướp

Theo sách Đông y cổ “Ẩm Thiện Chính Yếu”, cua tính hàn, mướp cũng có tính mát. Khi ăn chung sẽ tạo ra “hàn thượng gia hàn”, dễ khiến người có tỳ vị yếu bị đau bụng, tiêu chảy, thậm chí đau nhức khớp xương. Đặc biệt, trong thời tiết ẩm nóng của mùa hè, việc ăn các món mang tính lạnh càng dễ gây rối loạn tiêu hóa.

- Rau muống (rau rút) – Kết hợp dễ sinh sỏi

Mướp và rau muống đều chứa nhiều axit oxalic, chất này khi gặp canxi có thể kết tinh thành sỏi. Người trung niên hoặc có tiền sử sỏi thận nên hạn chế kết hợp hai loại rau này trong cùng bữa ăn. Thỉnh thoảng ăn thì không sao, nhưng không nên ăn liên tục.

- Nước đá, đồ uống lạnh – Cặp đôi “tác dụng phụ” với mướp

Mướp có tính mát, lại giàu chất xơ và có tác dụng nhuận tràng. Nếu sau khi ăn mướp lại uống nước lạnh ngay lập tức, có thể khiến lạnh bụng, dễ tiêu chảy, giảm dương khí và gây suy yếu hệ tiêu hóa. Đông y có câu “Tỳ vị hỉ táo, á ẩm”, tức tỳ vị thích khô ráo, ghét ẩm lạnh – ăn uống sai cách sẽ làm chức năng tỳ vị suy yếu.

2. Mướp tốt nhưng không phải ai cũng nên ăn

- Người tỳ vị hư hàn nên thận trọng

Ai thường xuyên bị lạnh bụng, tay chân lạnh, đầy hơi sau khi ăn món mát thì nên hạn chế ăn mướp, hoặc nấu cùng gừng, tỏi để trung hòa tính hàn. Các món như mướp hầm đậu phụ, mướp xào gừng là lựa chọn thích hợp.

- Người đang tiêu chảy không nên ăn mướp

Vì mướp giàu chất xơ, giúp kích thích tiêu hóa, nên người đang bị tiêu chảy ăn vào chỉ khiến tình trạng tồi tệ hơn.

- Phụ nữ mang thai nên tránh ăn mướp già

Mướp già (phần xơ bên trong khi mướp quá lứa) có tác dụng hoạt huyết, thông mạch, có thể gây kích thích tử cung, dễ ảnh hưởng đến thai kỳ. Phụ nữ có cơ địa hàn lạnh nên ăn mướp với liều lượng hợp lý, tránh ăn quá nhiều.

3. Ăn mướp đúng cách trong mùa hè: 3 điều nên và không nên

Nên chọn mướp non, tránh mướp già

Mướp non mềm, thơm, bổ dưỡng. Mướp già dễ xơ, đắng và khó tiêu.

Nên giữ lại vỏ, không gọt quá sâu

Vỏ mướp giàu vitamin và khoáng chất, rửa sạch rồi nấu cả vỏ giúp thanh nhiệt tốt hơn.

Nên nấu ngay sau khi cắt, không để lâu

Mướp sau khi gọt vỏ dễ bị oxy hóa, thâm đen và mất chất. Nếu chưa nấu ngay, có thể ngâm nước muối loãng trong tối đa 30 phút.

Gợi ý món ngon dễ làm: Mướp xào tỏi thơm lừng, thanh nhiệt

Nguyên liệu:

Mướp non: 2 quả

Tỏi: 5 tép

Dầu ăn, muối, nước tương

Cách làm:

Mướp gọt nhẹ, cắt xéo từng miếng vừa ăn. Tỏi băm nhuyễn.

Phi một nửa lượng tỏi với dầu đến vàng thơm, cho mướp vào xào nhanh tay với lửa lớn.

Khi mướp mềm, cho phần tỏi còn lại, nêm muối và chút nước tương. Xào nhanh rồi tắt bếp.

Mẹo: Tỏi cho vào hai lần sẽ dậy mùi hơn. Xào nhanh với lửa lớn giúp giữ độ giòn, không ra nước và màu xanh đẹp mắt.

Mướp là món ăn dân dã, tốt cho sức khỏe mùa hè. Tuy nhiên, để phát huy tối đa công dụng mà không gây hại, hãy ăn đúng người, đúng cách, đúng thời điểm. Tránh những “đại kỵ” trong ăn uống là đang tự bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân.

Minh Khuê (theo Sohu)

Nguồn Góc nhìn pháp lý: https://gocnhinphaply.nguoiduatin.vn/ke-thu-cua-muop-huong-tuyet-doi-khong-an-cung-3-loai-thuc-pham-nay-trong-mua-he-keo-ruoc-hoa-vao-than-19903.html