Trong hai ngày cuối tuần (20-21/1), Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch thành phố Hà Nội tổ chức chương trình xúc tiến quảng bá du lịch với chủ đề “Tết làng Việt” chào xuân Giáp Thìn 2024, tại Làng cổ Đường Lâm với nhiều hoạt động hấp dẫn. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Sự kiện thường niên được tổ chức lần thứ ba này đã góp phần thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với Làng cổ Đường Lâm đến trải nghiệm không gian Tết Việt cổ truyền. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
“Tết làng Việt” không chỉ góp phần giới thiệu văn hóa Việt tới bạn bè quốc tế, mà còn là cách để giữ gìn truyền thống cho các thế hệ mai sau. Và đây là tiết mục biểu diễn nghệ thuật dân tộc tại sân đình Mông Phụ. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Chương trình được tổ chức nhằm quảng bá giá trị Tết truyền thống, những giá trị văn hóa giàu bản sắc tại làng cổ ở Đường Lâm. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Sự kiện góp phần tạo hiệu ứng kích cầu du lịch làng cổ Đường Lâm nói riêng và thị xã Sơn Tây nói chung để đón khách đến tham quan, du lịch, trải nghiệm văn hóa dịp Tết và du Xuân Giáp Thìn 2024 sắp tới. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Các tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống đã tạo không khí hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách đến thưởng lãm. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Du khách quốc tế xếp hàng xin chữ ông đồ, một trong những nét đẹp đầu Xuân của người Việt. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Những vị khách quốc tế đã rất kiên nhẫn để đợi tới lượt mình được xin chữ. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Một góc tái hiện lại không gian Tết xưa trong gia đình người Việt. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Du khách đến với lễ hội sẽ được trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống như chọi gà, bắt chạch trong chum, bịt mắt đập niêu… (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Giới trẻ háo hức khi được trải nghiệm các hình thức văn hóa cộng đồng truyền thống như nhảy sạp. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Nhóm du khách Nhật Bản tìm hiểu và trải nghiệm làm tranh Đông Hồ tại lễ hội. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Nghệ nhân của làng nghề tranh dân gian Đông Hồ đến từ Bắc Ninh. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Nghệ nhân Lê Văn Tuy của làng nghề làm nón Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) cho biết làng nghề giờ chỉ còn 1/3 số hộ duy trì được nghề truyền thống. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Một góc Tò He dành cho các em nhỏ. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Các nghệ nhân của Đường Lâm trực tiếp biểu diễn làm kẹo lạc trong không gian lễ hội. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Du khách quốc tế thích thú khi được giới thiệu về tập tục thả cá chép dịp lễ ông Công ông Táo của Việt Nam và trải nghiệm thả cá. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Du khách quốc tế và Việt Nam thưởng thức múa rối nước. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Nam diễn viên, MC người Mỹ, Đại sứ hình ảnh của Câu lạc bộ Du lịch Thủ đô, Charlie Win chia sẻ: “Dù ở Hà Nội đã 13 năm nhưng đây là lần đầu tiên tôi tới Đường Lâm . Việc tái hiện các phong tục cổ truyền, các hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc riêng của Đường Lâm và Việt Nam đã cho tôi nhiều cảm xúc cùng ấn tượng đặc biệt. Với tư cách là một đại sứ hình ảnh của Câu lạc bộ Du lịch Thủ đô, tôi sẽ cố gắng lan tỏa, quảng bá hình ảnh đẹp và những nét văn hóa khác biệt của Làng cổ Đường Lâm cũng như du lịch Hà Nội đến với bạn bè quốc tế nhiều hơn nữa.” (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Các sinh viên quốc tế đã có dịp tìm hiểu về ẩm thực ngày Tết Việt Nam, đặc biệt là món bánh Chưng và được người dân địa phương hướng dẫn gói bánh. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Mâm cỗ Tết của người làng Đường Lâm không thể thiếu gà mía, cá kho, canh bóng... (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Du khách chọn góc check-in khi đến làng cổ Đường Lâm. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Không khí Xuân ngập tràn không gian khắp làng cổ. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Những sắc màu ngập tràn khắp các ngõ làng trong hai ngày cuối tuần. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Món ngon được bày bán khắp nơi trong chợ quê làng cổ. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Du khách quốc tế sau một ngày trải nghiệm không gian tết cổ truyền Việt Nam còn được tặng quà trước khi ra về. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
(Vietnam+)