Khách tới Gia Lai, Kon Tum tăng trong dịp lễ 2/9

Trong 4 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh, tổng lượt khách du lịch, tham quan tại tỉnh Gia Lai ước đạt 57.050 lượt, tăng 17% so với năm 2023; trong khi đó, tổng lượt khách du lịch đến Kon Tum đạt 52.860 lượt, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước.

Theo bà Bạch Thị Mân, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Kon Tum, dịp Lễ Quốc khánh 2/9, trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều chương trình đặc sắc thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm.

Theo bà Bạch Thị Mân, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Kon Tum, dịp Lễ Quốc khánh 2/9, trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều chương trình đặc sắc thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm.

Theo báo cáo tình hình hoạt động du lịch trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 trên địa bàn tỉnh Kon Tum, trong 4 ngày nghỉ lễ (từ 31/8 đến hết ngày 3/9) địa phương đón và phục vụ khoảng 52.860 lượt khách, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách nội địa đạt khoảng 52.610 lượt khách, khách quốc tế khoảng 250 lượt khách, khách lưu trú đạt 31.716 lượt khách.

Trong khoảng thời gian của kỳ nghỉ lễ, công suất phòng trên địa bàn tỉnh Kon Tum đạt khoảng 65%; riêng trong các ngày 31/8 - 2/9 hầu hết các khách sạn trên địa bàn huyện Kon Plông đạt 95 - 100%. Tổng doanh thu du lịch của tỉnh này đạt 46,2 tỷ đồng, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước.

Theo bà Bạch Thị Mân, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Kon Tum, dịp Lễ Quốc khánh 2/9, trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều chương trình đặc sắc thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm. Trong đó đáng chú ý là tại Khu du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông, tổ chức các hoạt động như chương trình nghệ thuật, khánh thành Vườn nghệ thuật Măng Đen; tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số huyện Kon Plông lần thứ II, năm 2024; hoạt động biểu diễn Văn hóa - Nghệ thuật; hội thi ẩm thực Chợ phiên Măng Đen… cùng với các hoạt động tham quan, trải nghiệm tại một số điểm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, nông nghiệp trên địa bàn huyện… đã thu hút 30.000 lượt du khách.

Du khách tham quan Chợ phiên Măng Đen trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9/2024.

Du khách tham quan Chợ phiên Măng Đen trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9/2024.

“Các cơ sở lưu trú du lịch và các khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực phục vụ khách du lịch và những điều kiện đảm bảo an ninh, an toàn, công tác phòng chống cháy nổ, cứu hộ cứu nạn, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho khách; đảm bảo công tác an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm; tuân thủ nghiêm các quy định về công khai niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết. Bố trí nhân viên trực, hướng dẫn, hỗ trợ khách du lịch. Thực hiện nghiêm Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch tại các điểm di tích, các khu, điểm du lịch trên địa bàn”, báo cáo nêu rõ.

Vườn nghệ thuật Măng Đen đưa vào hoạt động trong dịp Lễ Quốc khánh năm nay đã trở thành một điểm đến mới, thu hút khách tới Măng Đen nói riêng và Kon Tum nói chung.

Vườn nghệ thuật Măng Đen đưa vào hoạt động trong dịp Lễ Quốc khánh năm nay đã trở thành một điểm đến mới, thu hút khách tới Măng Đen nói riêng và Kon Tum nói chung.

Trong khi đó, tại Gia Lai, từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9, tổng lượt khách du lịch, tham quan tại tỉnh ước đạt 57.050 lượt, tăng 17% so với năm 2023. Trong đó, số khách lưu trú tại các khách sạn ước đạt 4.700 lượt, tổng thu ước đạt 7,5 tỷ đồng. Lượt khách lữ hành, chủ yếu khách ra ngoài tỉnh khoảng 200 lượt, doanh thu 400 triệu đồng. Tổng lượt khách các điểm tham quan phục vụ khoảng 52.150 lượt, tổng thu đạt 9 tỷ đồng. Tổng thu du lịch ước đạt 16,9 tỷ đồng, tăng 16,5% so với dịp nghỉ Lễ Quốc khánh năm 2023.

Dịp lễ 2/9 năm nay, huyện Kon Plông, Kon Tum cũng tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số huyện Kon Plông lần thứ II, năm 2024.

Dịp lễ 2/9 năm nay, huyện Kon Plông, Kon Tum cũng tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số huyện Kon Plông lần thứ II, năm 2024.

Đây không chỉ là hoạt động văn hóa đặc sắc của đông bào dân tộc thiểu số nơi đây mà còn góp phần gìn giữ, bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Đây không chỉ là hoạt động văn hóa đặc sắc của đông bào dân tộc thiểu số nơi đây mà còn góp phần gìn giữ, bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch.

Hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch.

Nhìn chung, các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức trong dịp nghỉ lễ quốc khánh 2/9 ở các địa phương đều mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân và tạo dựng giá trị văn hóa đặc sắc để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Võ Chí Kiên

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/khach-toi-gia-lai-kon-tum-tang-trong-dip-le-29-92731.html