Khái lược Phật giáo Singapore

Nguồn gốc Phật giáo ở Singapore chủ yếu từ các vị sứ giả Như Lai theo thuyền thương nhân Ấn Độ mang ánh sáng từ bi, trí tuệ Phật pháp đến và sau đó đến từ một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Myanmar, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan và Tây Tạng

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: www.ibcworld.org

Phần mở đầu (Introduction)

Singapore nằm ở mũi phía nam của bán đảo Mã Lai và được ngăn cách với Malaysia bởi eo biển Johor ở phía bắc. Đất nước này chỉ cách xích đạo một độ về phía bắc, bao gồm một hòn đảo chính, thường được gọi là Đảo Singapore và hơn 60 hòn đảo nhỏ hơn. Singapore là tên quốc gia cũng là tên thủ đô.

Singapore là thành phố cảng lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những thành phố bận rộn nhất thế giới. Singapore còn có danh xưng là “Đảo quốc sư tử” xanh, sạch và an toàn nhất thế giới, có được sự phát triển và thịnh vượng nhờ vị trí cực nam của bán đảo, nơi thống trị eo biển Malacca, nối liền Ấn Độ Dương với Biển Đông.

Chùa Răng Phật. Nguồn: sưu tầm

Chùa Răng Phật. Nguồn: sưu tầm

Singapore được đặc trưng bởi nhiều tập tục tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau do sự đa dạng về bản sắc dân tộc của người dân đến từ nhiều nơi trên thế giới. Là một quốc gia thế tục, Singapore thường được gọi là “nồi lẩu thập cẩm” bởi nhiều tập tục tôn giáo khác nhau, bắt nguồn từ các giáo phái tôn giáo khác nhau trên khắp thế giới. Với vị thế lịch sử của Singapore là một cảng thương mại và quốc gia thuộc địa Anh, có một thời gian ngắn bị Nhật Bản cai trị trong Thế chiến 2, trải qua nhiều thế kỷ, nhiều tông phái Phật giáo khác nhau từ khắp nơi trên thế giới đã dần dần xuất hiện trên “Đảo quốc sư tử” này.

Lịch sử Phật giáo (History of Buddhism)

Hiện nay ở Singapore, có nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau bao gồm Phật giáo Theravāda (Phật giáo Nguyên thủy), Phật giáo Mahāyāna (Phật giáo Đại thừa) và Phật giáo Vajrayāna (Phật Giáo Kim Cương Thừa) cùng tồn tại và tương tác với nhau.

Nguồn gốc Phật giáo ở Singapore chủ yếu từ các vị Sứ giả Như Lai theo thuyền thương nhân Ấn Độ mang ánh sáng từ bi, trí tuệ Phật pháp đến và sau đó đến từ một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Myanmar, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan và Tây Tạng.

Nguồn gốc đa dạng của Phật giáo ở Singapore góp phần vào sự tồn tại của nhiều tông phái khác nhau, từ Phật giáo Đại thừa như Tịnh độ tông (淨土宗), Thiền tông (禅宗), Kim Cương Thừa với các Trường phái Phật giáo hệ phái Gelug và truyền thống Phật giáo Nyingma.

Theo cuộc điều tra dân số mười năm gần đây nhất vào năm 2020, ở Singapore tôn giáo được người dân ngưỡng mộ kính tin nhiều nhất là Phật giáo, với 31,1% dân số thường trú tuyên bố mình là phật tử. 40,4% dân số người Hoa ở Singapore tuyên bố mình là phật tử. Ngoài ra còn có một số lượng lớn các nhóm dân tộc không phải người Hoa ở Singapore thực hành Phật giáo.

Các tông phái Phật giáo (Buddhist Sects)

Nhiều tông phái Phật giáo khác nhau được thực hành tại Singapore, phản ánh sự đa dạng của cộng đồng Phật giáo nơi đây. Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Đại thừa, các tông phái Tịnh độ tông, Thiền tông, Kim Cương Thừa với các Trường phái Phật giáo hệ phái Gelug và truyền thống Phật giáo Nyingma, mỗi tông phái đều cung cấp giáo lý và thực hành độc đáo cho các phật tử của mình.

Lễ hội (Festivals)

Các lễ hội Phật giáo được tổ chức với sự nhiệt tình và tôn kính ở Singapore, tạo cơ hội cho sự phản ánh tâm linh và gắn kết cộng đồng. Có nhiều sự kiện theo chủ đề Phật giáo ở Singapore, thường niên lễ hội Phật giáo lớn nhất là lễ kỷ niệm Ngày Vesak “Đại lễ Tam hợp” (kỷ niệm 3 mốc quan trọng của đức Phật là ngày Đản sinh, Thành đạo và Nhập niết bàn). Các lễ hội khác bao gồm Tết Nguyên đán, Thanh Minh và ngày đức Phật chuyển Pháp luân (Dharma Chakra Pravartana Divas).

Tam tạng Thánh điển Phật giáo

Thánh điển Phật giáo đóng vai trò trung tâm trong việc hướng dẫn đời sống tâm linh của phật tử Singapore. Tam tạng Thánh điển, giáo lý Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tây Tạng được các nhà sư và học giả nghiên cứu và tôn kính, đóng vai trò là nguồn trí tuệ và cảm hứng.

Tam tạng kinh điển Nguyên thủy: Gồm Tam tạng Phật giáo được ghi chép bằng ngữ văn Pali, Kinh Tạng (Nikaya Pitaka - Discourses), Luật tạng (Vinaya Pitaka) và Luận tạng (Abhidhamma Pitaka). Tại Malaysia, các cơ sở tự viện Phật giáo Nguyên thủy thường nhấn mạnh nghiên cứu và đọc tụng Tam tạng Pali.

Kinh điển Đại thừa: Kinh điển Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna Buddhism) được chép bằng tiếng Sanskrit. Chúng bao gồm các loại kinh văn căn bản như Bát Nhã Tâm kinh, Kim Cương kinh, Diệu Pháp Liên Hoa kinh và A Di Đà kinh,. . . Những người xuất gia và tại gia tu học theo Phật giáo Đại thừa ở Singapore nghiên cứu tu học những kinh điển này như một phần trong thực hành tôn giáo của họ, thường kết hợp đọc tụng kinh và tu tập thiền định.

Tạng kinh Phật giáo Tây Tạng: Danh sách các văn bản thiêng liêng được nhiều trường phái Phật giáo Tây Tạng công nhận. Tạng kinh bao gồm Kangyur, là những lời dạy được ghi chép lại của đức Phật, và Tengyur, là những lời bình luận của các bậc thầy vĩ đại về những lời dạy được ghi chép lại của đức Phật. Các cộng đồng Phật giáo Kim Cương thừa Mật tông Tây Tạng ở Malaysia tham gia nghiên cứu các loại kinh điển này, thường dưới sự hướng dẫn của các bậc Đạo sư có trình độ chuyên môn hướng dẫn.

Những cơ sở tự viện Phật giáo nổi tiếng (Famous Temples and Monasteries)

Singapore là nơi có các cơ sở tự viện và trung tâm Phật giáo từ cả ba truyền thống chính của Phật giáo: Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa.

Singapore là nơi có nhiều cơ sở tự viện Phật giáo tuyệt đẹp, mỗi ngôi chùa đều có phong cách kiến trúc và ý nghĩa tâm linh riêng. Sau đây là một số ngôi chùa nổi bật:

Danh lam thắng cảnh Phật Nha Tự (The Buddha Tooth Relic Temple in Chinatown)

Phật Nha Tự (佛牙寺) (BTRTS), tọa lạc tại 288 đường South Bridge, Khu Di tích và Bảo tàng Phật Nha tự là một điểm Du lịch văn hóa tâm linh tại khu phố dân tộc Hoa - Chinatown, Singapore.

Chùa Răng Phật. Nguồn: sưu tầm

Chùa Răng Phật. Nguồn: sưu tầm

Ngôi Già lam được thiết kế và bài trí theo Mandala, thể hiện quan niệm “Vũ trụ Vạn vật” của Phật giáo và mang đậm nét kiến trúc đời Đường, Trung Quốc. Ngôi tự viện gồm năm tầng nổi và một tầng hầm. Từ ngoài nhìn vào rất ấn tượng bởi vẻ nguy nga tráng lệ và màu sắc nổi bật của một công trình Phật giáo vừa nét cổ điển lại mang tính hiện đại.

Đây là một kiến trúc độc đáo gồm hệ thống Tự viện và Bảo tàng nghệ thuật Phật giáo với sứ mệnh tâm linh, nghiên cứu và truyền bá văn hóa Phật giáo, đem ánh sáng Từ bi Trí tuệ tỏa chiếu đến mọi người qua cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ý nghĩa thâm sâu mầu nhiệm của triết lý đạo Phật cùng lịch sử văn hóa Phật giáo, đa dạng, phong phú qua những tác phẩm nghệ thuật trưng bày…

Chùa Răng Phật. Nguồn: sưu tầm

Chùa Răng Phật. Nguồn: sưu tầm

Phật Nha Tự (佛牙寺) (BTRTS), Long Hoa viện do Pháp sư Pháp Chiếu (法照法师) sáng lập vào tháng 11/2002, và được đăng ký theo Đạo luật như Đoàn thể Tôn giáo vào ngày 20/02/2003. Ngày 08/01/2004 chính thức thành lập tổ chức Từ thiện xã hội Phật giáo Singapore để cúng dường trang nghiêm Chính điện tôn thờ Phật Di Lặc còn được tôn xưng là “Nhất sinh bổ xứ Bồ tát” hay gọi là Phật tương lai.

Công trình Kiến trúc do Pháp sư Pháp Chiếu (法照法师) với sự cố vấn của các chuyên gia trong và người nước. Khu Di tích và Bảo tàng Phật Nha tự đã được khởi công ngày 13/03/2005 và khánh thành ngày 31/05/2007, với tổng chi phí lên đến 62 triệu SGD.

Ngôi già lam Phật Nha Tự năm tầng này nổi tiếng khắp thế giới vì lưu giữ Xá lợi răng Phật, được tìm thấy sau khi lễ trà tỳ hỏa táng kim thân đức Phật ở Kushinagar, Ấn Độ. Đây cũng là nơi có Bảo tàng Tăng đoàn nổi tiếng, về cơ bản là một Giảng đường tổ chức các buổi nói chuyện tôn giáo, biểu diễn văn hóa và chiếu phim có liên quan.

Quang Minh sơn Phổ Giác Thiền Tự (The Buddha Tooth Relic Temple in Chinatown)

Quang Minh sơn Phổ Giác Thiền Tự, cơ sở tự viện Phật giáo quy mô lớn nhất Singapore, nổi tiếng vì lưu giữ một trong những bức tượng Phật giáo lớn nhất châu Á.

Ảnh: St

Ảnh: St

Quang Minh sơn Phổ Giác Thiền Tự (Kong Meng San Phor Kark See Monastery) là một ngôi Đại Già lam và chiếm một vị trí quan trọng ở Singapore, tọa lạc số 88 Bright Hill Road, Bishan, được kiến trúc theo truyền thống Trung Hoa.

Ngôi Già lam Quang Minh sơn Phổ Giác Thiền Tự là một trong những điểm thu hút khách thập phương hành hương du lịch tại Singapore. Là một trong những ngôi chùa tầm cỡ ở Đông Nam Á.

Ngôi chùa này được khai sơn vào năm 1926, với lối kiến trúc Trung Hoa, các pho tượng và các điện thờ, một hồ Kim quy khổng lồ và một hoa viên yên tĩnh.

Năm 1920, Thiền sư Chuyển Đạo (1872-1943) bắt đầu chuyến hoằng pháp tại Singapore, và ứng dụng thực tiễn văn hóa Phật giáo nhân gian, trở thành mô phạm của trung tâm Phật giáo quốc tế.

Năm 1921, Thiền sư Chuyển Đạo bắt đầu kiến thiết Phổ Giác Thiền tự. Vị trí ngôi Già lam này nguyên trước đây là Hải Nam sơn, và sau đó đổi danh xưng Quang Minh sơn, vì thế ngôi chùa gắn liền với địa danh với danh hiệu “Quang Minh Sơn Phổ Giác Thiền tự). Ngôi Tự viện Phật giáo nơi đây do Thiền sư Chuyển Đạo hoằng dương Phật pháp, và do đó đất Bồ đề nơi đây được mầu mỡ, vun trồng hoa Bát nhã tỏa hương khắp lãnh thổ Singapore.

Năm 1920, Tổ Phật môn sang Singapore dựng Đạo tràng hoằng pháp, khai sơn tạo tự. Năm 1943, Thiền sư Chuyển Đạo viên tịch tại Phổ Đà Tự, hưởng thọ 72 xuân.

Năm 1947, Trưởng lão Hòa thượng Hoành Thuyền kế nghiệp Trụ trì Phổ Giác Thiền tự và từng bước phát triển cơ sở tự viện quy mô như hiện nay. Sơn Phổ Giác Thiền tự đã trở thành ngôi Đại Già lam, trang nghiêm Đạo tràng hoành tráng nhất Singapore.

Trưởng lão Hòa thượng Hoành Thuyền bắt đầu cứ mỗi tháng đều tổ chức Pháp hội Đại Bi, và không mệt mỏi trong việc Phật sự hoằng pháp lợi sinh. Tại Phổ Giác Thiền tự, Trưởng lão Hòa thượng Hoành Thuyền phát triển vĩ mô, từ một ngọn đồi hoang trở nên xinh tươi đầy sức sống, hơn 20 năm miệt mài trong bổn phận “Trụ Pháp vương gia, Trì Như lai tạng” hoằng pháp lợi sinh vi bản hoài, tín chúng quy y làm đệ tử hơn 6 nghìn người. Phổ Giác Thiền Tự nơi quy tụ hàng vạn phật tử tại gia tu thân dưỡng tính, là nơi tu học Phật pháp lý tưởng nhất địa phương.

Chỉ trong một vài thập kỷ qua, Phổ Giác Thiền Tự là nơi quy tụ của giới Tăng tục, tại gia, xuất gia, nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước đều phát khởi lòng tôn kính đối với Phật giáo.

Năm 1980, Quang Minh Tu thân viện xây dựng quy mô, là do đệ tử quy y đệ tử Trưởng lão Hòa thượng Hoành Thuyền, là Cư sĩ Hà Tuệ Trung, và gia tộc Công ty Phát triển bất động sản phát tâm công đức xây dựng 5,3 triệu nhân dân tệ.

Ngày 16/11/1994, Tổng thống Vương Đỉnh Xương (1936-2002) đến viếng thăm Quang Minh Tu thân viện, và rất ấn tượng bởi sự thanh khiết, chất lượng cao trong tố chất phục vụ của đội ngũ nhân viên.

Ta bà quả mãn, hóa duyên ký tất, Trưởng lão Hòa thượng Hoành Thuyền an nhiên thị tịch tại Phổ Giác Thiền Tự, lịch sử Phật giáo Singapore đã mất đi vị đức cao vọng trọng, vị cao tăng thạc đức. Đồ chúng của Trưởng lão Hòa thượng Hoành Thuyền có đến 28 vạn người từ Nam đến Bắc, trong đó có Cư sĩ Tề Trung, Cư sĩ Lâm Thiệu Lương, Cư sĩ Hà Tuệ Trung nổi tiếng về xã hội nhân văn...

Ngày 9/5/1991, Pháp sư Diễn Bồi nhậm chức Trụ trì Phổ Giác Thiền Tự, lễ Bổ nhiệm cử hành thịnh đại trang nghiêm, có đến 8 nghìn Phật giáo đồ đến dự lễ, đây là buổi lễ Bổ nhiệm Trụ trì lớn nhất kể từ buổi sơ khai. Từ đây ngôi Phổ Giác Thiền Tự đã có thêm một vị Danh Tăng phát triển cơ sở Tự viện thành chốn Tùng lâm theo quy chế “Bách Trượng Thanh quy”.

Năm 1994, Trưởng lão Long Căn tiếp nhận Trụ trì Phổ Giác Thiền Tự.

Ngày 5/6/2004, Pháp sư Thích Quảng Thanh (Sik Kwang Sheng), kế thế Trụ trì Phổ Giác Thiền Tự đời thứ 6.

Năm 2006, Học viện Phật giáo được thành lập do Sở giáo dục Singapore phê chuẩn. Học viện nằm trong khuôn viên Thiền tự Phổ Giác Quang Minh Sơn nổi tiếng.

Từ khi thành lập đến nay, học viện luôn được nhiều tầng lớp hộ pháp cư sĩ và các đoàn thể Phật giáo ủng hộ nhiệt tình; bởi nơi này được xem là điểm khởi nguyên trong phong trào tu học của Tăng sinh Phật giáo, đa số là Tăng sinh Trung quốc, kế đến là học Tăng Singapore và sinh viên các nước khác.

Dưới sự lãnh đạo của Viện trưởng khai sáng Phật học viện - Pháp sư Thích Quảng Thanh, tư tưởng tu học tri ân báo ân của học viện, theo ngài: “Phải cải thiện phong khí và tịnh hóa nhân tâm xã hội, học làm thầy người, hành làm mô phạm cho thế gian”. Học viện đề cao mục tiêu “thực hiện bình đẳng Phật giáo và giáo nghĩa từ bi, đạt đến bồi dưỡng nhân tài, hoằng dương Phật pháp, tiếp nối huệ mạng của Phật và trao truyền tâm Phật”.

Tôn chỉ của học viện: 1. Bồi dưỡng nhân tài quản lý tự viện. 2. Bồi dưỡng nhân tài giảng dạy Phật học viện. 3. Bồi dưỡng nhân tài nghiên cứu. 4. Bồi dưỡng chuyên môn về hoằng pháp (chủ yếu là Phật giáo Hán truyền).

Trên tiêu chí đạo học, học viện có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ và thống nhất. Từ viện trưởng, phòng tổng sự, chấp sự trưởng đến giáo vụ trưởng, văn thư ( gồm các việc giảng dạy, nghiên cứu, hội đồng học thuật, hoạt động văn hóa). Hội đồng học sinh có ban chủ nhiệm đảm trách các công việc kỷ luật, phúc lợi, sinh hoạt và phụ đạo. Bộ phận hành chính làm công tác: hành chính, thiết chế, ngân sách, nhân sự và các vấn đề liên quan đến nước ngoài. Sau cùng là quản lý thư viện.

Sự trao truyền, việc giảng dạy cho tăng sinh được thiết chế kỹ lưỡng. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, trong đó giảng viên khoa Phật học đều đã có học vị Thạc sĩ, tiến sĩ; ngoài ra còn có các giáo sư, tiến sĩ nước ngoài Anh, Mỹ, Sri Lanka.

Điều đặc biệt, kể từ năm 2008, sau khi hoàn thành xong học phần quy định, sinh viên nhận được bằng Cử nhân Phật học của trường Đại học Kelaniya, Sri Lanka. Về hướng tốt nghiệp, trên nguyên tắc, sau khi tốt nghiệp, học tăng về lại tự viện. Sinh viên tốt nghiệp có hướng nghiên cứu Phật học, có thể xin phép - đề xuất với trường để được tài trợ học chuyên sâu ở nước khác.

Việc chăm lo giáo dục và đào tạo tăng tài, học viện lấy “tu học nhất thể hóa, sinh hoạt tùng lâm hóa” làm phương pháp bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ và thể chất, để học tăng phát triển toàn diện. Ngoài cơ sở chính, hiện nay học viện sắp sửa có thêm cơ sở mới khang trang và đầy đủ tiện nghi. Khi đến với học viện, học tăng được sử dụng phòng thư viện tân tiến với hệ thống quản lý mượn sách báo và băng từ tự động, kết nối mạng vô tuyến, xuất bản báo chí định kỳ, có phòng phục vụ hội nghị và khu vực dành cho các em nhỏ...

Tại Học viện Phật giáo Singapore, sinh viên được học tập và sinh hoạt tâm linh theo mô hình học viện nội trú hiện đại. Ngoài những giờ tham học về giáo trình và giao tiếp song ngữ Anh Hoa, Tăng sinh được bồi dưỡng các phương pháp tu học, thực tập những pháp môn chuyển hóa thân tâm nhẹ nhàng - thoải mái, để hòa đồng với bạn bè quốc tế, và thích ứng với văn hóa Singapore văn minh, tự do. Chế độ tu học dành cho các du học tăng tại đây cũng rất là hấp dẫn. Học viện sẽ cung cấp miễn phí ăn ở, học tập và đồ dùng cơ bản trong sinh hoạt. Trong thời gian học tập, mỗi tháng phát cho phí sinh hoạt nhất định.

Pháp sư Thích Quảng Thanh (Sik Kwang Sheng), Phó Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo Singapore, cố vấn cho Tổng thống Singapore về quyền của người thiểu số.

Chùa Sakya Muni Buddha Gaya có 1.000 bóng đèn (The Sakya Muni Buddha Gaya Temple (Temple of 1,000 Lights)

Chùa Sakya Muni Buddha Gaya, một cơ sở tự viện Phật giáo tọa lạc tại Little India của Singapore.

Là một ngôi chùa nổi tiếng Singapore và có thiết kế ấn tượng, Chùa Sakya Muni Buddha Gaya còn có tên gọi khác là chùa của 1000 bóng đèn. Chính vì sự rực rỡ được tô điểm bằng những ánh đèn điện lung linh đã mang lại cho du khách những cảm nhận thú vị tại ngôi chùa linh thiêng này. Bước vào bên trong du khách sẽ ngay lập tức chú ý đến bức tượng Phật cao 15m uy nghi, xung quanh có những dãy đèn dài dường như vô tận.

Ảnh: St

Ảnh: St

Dưới chân tượng có một bức tranh miêu tả những sự kiện quan trọng trong cuộc đời đức Phật. Trong một căn phòng phía sau bức tượng, du khách sẽ nhìn thấy hình ảnh của đức Phật đang nằm đầu tựa trên cánh tay. Hình ảnh uy lực này không chỉ đáng giá cho những tấm ảnh chụp mà kích cỡ thật của bức tượng còn làm kinh ngạc và truyền cảm hứng cho không chỉ những người sùng đạo, mà cho bất kỳ ai có thể đánh giá đúng phong cách kiến trúc tuyệt vời của nó.

Bức tượng Phật cao 15m và kiến trúc của ngôi chùa chịu ảnh hưởng của phong cách Thái Lan, Ấn Độ và Trung Quốc. Được xây dựng vào năm 1972 bởi một nhà sư người Thái tên là Venerable Vutthisara, Chùa Sakya Muni Buddha Gaya là nơi lưu giữ một số di tích và sự phức tạp.

Chùa Phật giáo Thái Lan Wat Ananda Metyarama (Wat Ananda Metyarama Thai Buddhist Temple)

Chùa Phật giáo Thái Lan Wat Ananda Metyarama tọa lạc tại 50B Jalan Bukit Merah, là một tu viện và ngôi chùa Phật giáo Nguyên thủy ở Singapore. Tu viện ban đầu được thành lập bởi Hòa thượng Luang Phor Hong Dhammaratano cùng với đệ tử của mình là Samanera Boonler.

Ảnh chụp ban đêm từ trên cao, sưu tầm

Ảnh chụp ban đêm từ trên cao, sưu tầm

Ngôi chùa được thành lập vào những năm 1920, chùa Phật giáo Thái Lan Wat Ananda Metyarama là một trong những ngôi chùa Phật giáo Theravada Thái Lan lâu đời nhất ở Singapore. Bức tranh tường tuyệt đẹp mô tả các địa danh chính của thành phố và hào quang tâm linh của Chùa Phật giáo Thái Lan Wat Ananda là những điểm nhấn chính.

Chùa này có Đoàn thanh niên Phật tử Wat Ananda Youth (WAY), một tổ chức được thành lập vào năm 1966 bởi Venerable Phraku Bisaldhammanides.

Trung tâm Dhamma Wisdom, nơi tổ chức các sự kiện thường kỳ.

Chùa Phật giáo Myanmar Mahā Sāsanā Ramsī (Mahā Sāsanā Ramsī Buddhist Temple Singapore)

Chùa Phật giáo Myanmar Mahā Sāsanā Ramsī (မဟာသာသနာ့ရံသီ မြန်မာဘုရားကျောင်), học viện Phật giáo Nguyên thủy tọa lạc tại số 14, Đường Tai Gin, Singapore. Ngôi chùa thành lập vào năm 1875, với sự phát tâm công đức của Cư sĩ U Thar Hnin (Tang Sooay Chin).

Ảnh: St

Ảnh: St

Ngôi chùa có pho tượng Phật bằng đá cẩm thạch trắng tinh khiết lớn nhất bên ngoài Myanmar và đã trở thành một địa danh tôn giáo cho các Phật tử người Myanmar và Singapore cùng nhau tích lũy phúc đức và trí tuệ và tham gia vào các hoạt động chia sẻ phúc đức và trí tuệ. Ngôi chùa thường tổ chức các buổi pháp thoại và lớp giáo lý Phật học.

Thiên Phúc Cung (Thian Hock Keng Temple)

Thiên Phúc Cung (Thian Hock Keng, 天福宮), tọa lạc tại Singapore. Do cộng đồng người Phúc Kiến, Trung Hoa di cư kiến tạo từ những thập niên 1821-1822. Được kiến tạo từ kinh phí cúng dường của hai vị hộ pháp Cư sĩ doanh nhân Phật tử Tiết Phật Ký (薛佛記, 1793-1847) và cư sĩ doanh nhân Phật tử Trần Đốc Sinh (陳篤生, 1798-1850) tiến cúng. Đây là ngôi chùa lâu đời nhất và quan trọng nhất của người Phúc kiến ở “Đảo quốc sư tử” xanh, sạch và an toàn nhất thế giới.

Ngoài việc thờ Bồ tát Quán Thế Âm (世音菩薩), có các điện thờ Mụ Tổ Bà (媽祖婆), Quan Thánh Đế Quân (關聖帝君), Chí Thánh Tiên Sư Đức Khổng Tử (至聖先師,孔子公), Già Lam Bồ tát (伽藍菩薩), Bảo Sinh Đại Đế (保生大帝), (城隍爺), Thành Hoàng Gia (城隍爺). . .

Ảnh: St

Ảnh: St

Ngày 6/7/1973, chính phủ Singapore đã chỉ định Thiên Phúc Cung là di tích quốc gia.

Thiên Phúc Cung gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh của người Phúc Kiến, Trung Hoa tôn thờ Bồ tát Quán Thế Âm đã che chở cho họ vượt qua những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống, vì thế vào các dịp lễ lớn của người Trung Hoa thường niên như lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, Tết Trung Thu, tết Nguyên Tiêu, tết Nguyên Đán… Thiên Phúc Cung được trang hoàng hết sức lộng lẫy để đón chào lễ lớn. Đặc biệt, ngôi chùa - nơi tổ chức các buổi lễ lớn như rước đèn hoa đăng vào dịp tết Trung Thu, múa lân mừng năm mới, biểu diễn văn hóa dân gian vào các dịp lễ hội quan trọng của người Trung Hoa.

Miếu Tổ Quán Thế Âm Bồ tát (Kwan Im Thong Hood Cho Temple)

Miếu Tổ Quán Thế Âm Bồ tát (Kwan Im Thong Hood Cho Temple, 觀音堂佛祖廟), ngôi miếu Phật giáo theo truyền thống Trung Hoa, tọa lạc tại số 178 phố Waterloo ở Singapore. Ngôi miếu Phật giáo này được kiến tạo vào năm 1884, do cư sĩ doanh nhân Phật tử Trần Lưỡng Thành (陳兩成) hiến tặng đất xây miếu.

Ngôi miếu Phật giáo này có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng Hoa kiều tại Singapore và được coi là mang lại phúc cát tường cho những người phụng thời sau khi cầu nguyện đức Đại Bi Quán Thế Âm Bồ tát với hạnh nguyện từ bi, thường cứu khổ chúng sinh. Miếu Tổ Quán Thế Âm Bồ tát đã tham gia vào công tác phúc lợi từ thiện xã hội, đóng góp vào một số tổ chức y tế và giáo dục.

Như Thiết Quán Âm Đường Kuan Im Tng Temple (Joo Chiat)

Như Thiết Quán Âm Đường (如切觀音堂) do Đại sư Lý Nam Sơn (李南山) sáng lập vào năm 1919.

Ngôi Như Thiết Quán Âm Đường được kết hợp độc đáo bởi Tam giáo Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo, đó là:

Tích công đức và tạo thiện nghiệp thông qua Phật giáo Kim Cương Thừa Mật tông, chuyên trì Chân ngôn Thần chú Phật Mẫu Chuẩn đề;

Ứng dụng chuẩn mực đạo đức, rèn nhân cách thông qua triết lý Nho giáo;

Tu dưỡng thân tâm thông qua triết lý Đạo giáo.

Như Thiết Quán Âm Đường với lối kiến trúc uy nghiêm, phong cách kiến trúc độc đáo, khác biệt với những nơi thờ cúng khác.

Liên Sơn Song Lâm Thiền Tự (蓮山双林禅寺)

Ngôi Liên Sơn Song Lâm Thiền Tự, tọa lạc tại 184, Jalan Toa Payoh, Singapore, thành lập vào năm 1898, toàn danh Liên Sơn Song Lâm Thiền Tự, là một công trình kiến trúc Phật giáo tối cổ của đất nước Singapore, được Chính phủ Nước Cộng hòa Singapore công nhận Di tích Quốc gia vào năm 1980.

Ngôi Liên Sơn Song Lâm Thiền Tự đang nắm giữ kỷ lục là ngôi danh lam cổ tự lớn thứ hai của khu vực Châu Á. Lối đi vào chùa được trang trí những chậu bonsai cắt tỉa công phu, tỉ mỉ. Bước qua cây cầu nhỏ bạn sẽ đến với khu sân chính của chùa.

Ngôi già lam cổ tự lớn thứ hai của khu vực Châu Á này tôn trí an vị rất nhiều pho tượng Phật được tạc một cách hoàn mỹ. Phía trước chùa là một hồ nước hình bán nguyệt, với 9 con rồng phun nước đặt xung quanh tạo nên khung cảnh đẹp tuyệt vời. Cánh cổng chính của chùa được xây dựng khá tinh xảo. Ngoài ra, chùa có một tòa tháp 7 tầng và 3 gian điện thờ cầu nguyện.

Ngôi già lam cổ tự thiết kế theo hình chữ nhật trang nhã, phía trước là hồ bán nguyệt có 9 con rồng phun nước nguy nga và lộng lẫy. Những điện thờ trong chùa đều được thiết kế theo kiến trúc truyền thống của các chùa ở Trung Hoa. Giữa điện thờ những tượng Phật to lớn, vừa thể hiện nét uy nghiêm vừa mang nét phúc hậu hiền từ, từ trên ngai cao nhìn xuống những con dân của người, lắng nghe nguyện vọng và lời khẩn cầu của họ về những ước mong trong cuộc sống.

Phúc Hải Thiền Tự (Foo Hai Ch'an Monastery in Geylang)

Phúc Hải Thiền Tự (Foo Hai Ch'an Monastery in Geylang, 福海禪寺) tọa lạc tại Geylang, Singapore. Được kiến tạo vào năm 1935, do Hòa thượng Venerable Hong Zong, người Đài Loan khai sơn.

Phúc Hải Thiền Tự đã thành lập Bệnh viện Ren Ci (仁慈医院), một trong số ít các tổ chức chăm sóc sức khỏe từ thiện đầu tiên tại Singapore cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng giá cả phải chăng tại Singapore và Trung tâm Medicare hiện nay tại Novena, Singapore.

Ảnh: St

Ảnh: St

Phúc Hải Thiền Tự kiến trúc theo phong cách Thiền tông Phật giáo, ngôi thiền tự có một số công trình, tượng, cây Bồ đề và di tích Phật giáo có tầm quan trọng về mặt tôn giáo và được du khách thập phương hành hương du lịch quan tâm.

Phật học viện Singapore (Buddhist College of Singapore, BCS)

Phật học viện Singapore (新加坡佛学院, Buddhist College of Singapore, BCS), một tổ chức giáo dục đào tạo tăng tài và hàm dưỡng các nhà lãnh đạo Phật giáo xuất sắc trong tương lai. Được thành lập tại Đảo quốc Singapore, “nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng Phật giáo và phục vụ cho toàn nhân loại, 一個造就高素質佛教接班人的搖籃 立足新加坡, 面向佛教界, 服務全人類.”

Học viện đề cao mục tiêu “thực hiện bình đẳng Phật giáo và giáo nghĩa từ bi, đạt đến bồi dưỡng nhân tài, hoằng dương Phật pháp, tiếp nối huệ mạng của Phật và trao truyền tâm Phật”.

Tôn chỉ của Phật học viện:

1. Bồi dưỡng nhân tài quản lý tự viện.

2. Bồi dưỡng nhân tài giảng dạy Phật học viện.

3. Bồi dưỡng nhân tài nghiên cứu.

4. Bồi dưỡng chuyên môn về hoằng pháp (chủ yếu là Phật giáo Hán truyền).

Tình trạng hiện tại (Present Status)

Ngày nay Phật giáo ở Singapore rất hưng thịnh với các trường phái và truyền thống chính được đại diện và tuân theo tại Singapore. Người dân Singapore nói chung rất cởi mở hoạt bát và tôn trọng tất cả các truyền thống Phật giáo (bao gồm Phật giáo Nhật Bản, Phật giáo Hàn Quốc, Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Đài Loan, Phật giáo Tây Tạng, v.v.). Không có gì khác lạ khi cùng là phật tử với nhau tham gia các buổi Pháp thoại và thực hành Phật giáo ở cả ba truyền thống.

Ngày nay, tại Singapore có đến hàng trăm cơ sở tự viện Phật giáo, Hiệp hội, tổ chức và công ty cung cấp các hoạt động/ dịch vụ liên quan đến Phật giáo. Họ cùng nhau phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh của cộng đồng Phật giáo địa phương và cũng cung cấp hỗ trợ xã hội cho cộng đồng rộng lớn hơn ở Singapore và trên thế giới. Có nhiều trường học, hiệp hội phúc lợi, viện dưỡng lão, trung tâm dịch vụ gia đình/ cộng đồng, thư viện và thậm chí cả bệnh viện do cộng đồng Phật giáo thành lập và hỗ trợ.

Cộng đồng phật tử tại Singapore đã đóng góp rất nhiều cho xã hội Singapore. Ví dụ Phòng khám Y tế từ thiện Phật giáo miễn phí. Phòng khám và chữa bệnh miễn phí có nhiều chi nhánh trên khắp Singapore, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí cho công chúng, bất kể dân tộc hay tín ngưỡng của bệnh nhân. Điều này chứng minh Phật giáo là một phần của cấu trúc tôn giáo tại Singapore và nhiều tín ngưỡng tại Singapore hòa hợp với nhau như thế nào.

Vào những thập niên 1970 - 1980, khi Singapore đang tìm kiếm một chương trình giáo dục đạo đức mới sẽ tạo ra ‘Người Singapore lý tưởng’, Phật giáo được coi là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình này với sự nhấn mạnh vào các giá trị đạo đức và luân lý vốn rất cần thiết để tạo ra loại công dân phù hợp trong quá trình xây dựng quốc gia.

Phật giáo đã được đưa vào chương trình giảng dạy của trường học và được giảng dạy như một phần của chương trình giáo dục đạo đức. Mục tiêu của nhà nước là đảm bảo một dân số có thái độ tích cực đối với gia đình, công việc và nhà nước. Nhà nước cũng hướng đến việc tạo ra những cá nhân có kỷ luật, năng suất, lịch sự trong ứng xử, khỏe mạnh và cường tráng về sức khỏe thể chất, phúc lợi cho người khác, tôn trọng luật pháp và đồng bào để định hình nên quốc gia.

Các tổ chức được Chính phủ Singapore công nhận

Liên đoàn Phật giáo Singapore (SBF) (The Singapore Buddhist Federation (SBF)

Liên đoàn Phật giáo Singapore (SBF) là tổ chức chung chính thức được chính phủ Singaore công nhận, đại diện cho nhiều truyền thống và nhóm Phật giáo khác nhau tại Singapore.

Liên đoàn Phật giáo Singapore (SBF) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giáo lý Phật giáo, thúc đẩy đối thoại liên tôn và điều phối các hoạt động tôn giáo trong cộng đồng Phật giáo.

Dịch vụ Phúc lợi Phật giáo Singapore (SBWS) (Singapore Buddhist Welfare Services (SBWS)

Dịch vụ Phúc lợi Phật giáo Singapore (SBWS) đã được đăng ký với Cơ quan đăng ký xã hội vào ngày 27 tháng 5 năm 1981 và với Ban từ thiện vào ngày 8 tháng 5 năm 1991.

Dịch vụ Phúc lợi Phật giáo Singapore (SBWS) là thành viên chính thức của Hội đồng dịch vụ xã hội quốc gia (NCSS), cũng như hợp tác chặt chẽ với Bộ phát triển xã hội và gia đình (MSF), Bộ y tế (MOH), Bộ nội vụ (MHA) và Tập đoàn doanh nghiệp phục hồi chức năng Singapore (SCORE).

Để biết thêm thông tin. Truy cập https://sbws.org.sg/en/home/

Hiệp hội Phúc lợi Từ bi (Metta Welfare Association (Metta)

Hiệp hội Phúc lợi Từ bi (Metta Welfare Association (Metta) được thành lập vào năm 1992 bởi Hòa thượng Chao Khun Fa Zhao. Được đăng ký là một Hiệp hội vào năm 1994, Hiệp hội Phúc lợi Từ bi hiện được Bộ Phát triển Xã hội và Gia đình (MSF), Bộ Y tế (MOH) và Bộ Giáo dục (MOE) chứng thực. Metta cũng là thành viên của Hội đồng Dịch vụ Xã hội Quốc gia (NCSS), Hội đồng Hospice Singapore và Hội đồng Thể thao Người khuyết tật Singapore.

Để biết thêm thông tin. Truy cập https://www.metta.org.sg/

Các cơ sở tự viện Phật giáo và Trung tâm Phật học:

Kong Meng San Phor Kark See Monastery

Ngôi Quang Minh Sơn Phổ Giác Thiền tự (Kong Meng San Phor Kark See Monastery, 光明山普觉禅寺) là một ngôi Đại Già lam và chiếm một vị trí quan trọng ở Singapore, tọa lạc số 88 Bright Hill Road, Bishan, được kiến trúc theo truyền thống Trung Hoa.

Thập niên 20 của thế kỷ 20, 1920 Thiền sư Chuyển Đạo (1872 - 1943) bắt đầu chuyến hoằng pháp tại Singapore, và ứng dụng thực tiển văn hóa Phật giáo nhân gian, trở thành mô phạm của trung tâm Phật giáo quốc tế.

Năm 1921, Thiền sư Chuyển Đạo bắt đầu kiến thiết Phổ Giác Thiền tự. Vị trí ngôi Già lam này nguyên trước đây là Hải Nam sơn, và sau đó đổi danh xưng Quang Minh sơn, vì thế ngôi chùa gắn liền với địa danh với danh hiệu “Quang Minh Sơn Phổ Giác Thiền tự). Ngôi Tự viện Phật giáo nơi đây do Thiền sư Chuyển Đạo hoằng dương Phật pháp, và do đó đất Bồ đề nơi đây được mầu mỡ, vun trồng hoa Bát nhã tỏa hương khắp lãnh thổ Singapore.

Ngôi Quang Minh Sơn Phổ Giác Thiền tự, một trong những cơ sở tự viện Phật giáo lớn nhất và lâu đời nhất tại Singapore. Nơi đây cung cấp đào tạo tu viện, các lớp học Phật pháp và nhiều nghi lễ và sự kiện Phật giáo khác nhau.

Trang web: kmspks.org

Cửu Sơn Báo Ân Tự (Poh Ern Shih Temple Monaster)

Ngôi Danh lam Cửu Sơn Báo Ân Tự (Poh Ern Shih Temple Monaster, 九華山报恩寺) tọa lạc tại Đường Chwee Chian, gần Đường Pasir Panjang, trên bờ biển phía nam của Singapore. Cơ sở tự viện Phật giáo này được kiến tạo để tưởng niệm những người đã thiệt mạng trong Trận chiến Pasir Panjang năm 1942, dân làng cũng như quân Đồng minh và lính Nhật Bản. Trụ trì đầu tiên của ngôi chùa Phật giáo, Sumangalo, một nhà sư Phật giáo Nguyên thủy người Mỹ, là người phương Tây đầu tiên được bổ nhiệm làm trụ trì của một ngôi chùa Phật giáo ở Singapore.

Ảnh: St

Ảnh: St

Cửu Sơn Báo Ân Tự nổi bật bởi các hoạt động thân thiện với môi trường. Nơi đây cung cấp chương trình Phật học giáo dục đào tạo và nhiều hoạt động khác nhau.

Trang web: https://www.pohernshih.sg/

Phật giáo Từ Tế Singapore (Tzu Chi Singapore)

Từ Tế Singapore, còn gọi là Quỹ Từ Thiện Cứu Trợ Phật Giáo Từ Tế Singapore (佛教慈济慈善事业基金会 新加坡), là chi nhánh Singapore của tổ chức Phật giáo Từ Tế Đài Loan. Quỹ ban đầu được thành lập vào tháng 9 năm 1993 bởi Ni trưởng Chứng Nghiêm và có trụ sở tại Hoa Liên, Đài Loan. Cơ sở hiện tại của chi nhánh Singapore nằm tại Đường Elias ở Pasir Ris, Singapore.

Là một phần Quỹ Từ Thiện Cứu Trợ Phật Giáo Từ Tế Quốc tế, tổ chức này tập trung vào công tác nhân đạo và giáo dục, bên cạnh việc thúc đẩy học Phật và ứng dụng thực tiễn Phật pháp trong cuộc sống hàng ngày.

Trang web: tzuchi.org.sg

Chùa Phật giáo Myanmar (BBT)

Ngôi chùa này được thành lập vào năm 1875 bởi một cư sĩ doanh nhân Phật tử người Myanmar U Thar Hnin. Nổi tiếng với kiến trúc truyền thống Myanmar, nơi đây cung cấp chương trình giáo dục đào tạo và là trung tâm Phật giáo cho cộng đồng Phật tử Myanmar tại Singapore.

Trang web: https://www.bbt.org.sg/

Chùa Phật giáo Palelai (Palelai Buddhist Temple)

Chùa Phật giáo Palelai là một ngôi chùa Phật giáo tọa lạc tại Bedok, Singapore. Ngôi chùa được thành lập vào 3 tháng 4 năm 1963 bởi Phrakhru Prakassa Dhammakhun (thường được gọi là Luang Phor).

Tên “Palelai” bắt nguồn từ ngôn ngữ Pali “Pārileyakka, Ba La Nại”, một đô thị lâu đời và là trung tâm trong suốt hơn hàng nghìn năm của Ấn Độ giáo nằm bên bờ sông Hằng ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Nơi đây còn là một trong Tứ thánh địa Phật giáo với vườn Lộc Uyển Sarnath nơi Đức Phật Thích-ca thuyết bài Pháp đầu tiên sau khi thành đạo.

Ảnh: St

Ảnh: St

Mục đích của ngôi chùa này, truyền bá Phật giáo Nguyên thủy, nổi tiếng cung cấp chương trình giáo dục đào tạo, các khóa tu tập thiền định và nhiều hoạt động Phật giáo khác nhau.

Trang web: https://palelaibuddhisttemple.org/

Hiệp hội Phật giáo Sinhala Singapore (SSBA)

Hiệp hội Phật giáo Sinhala Singapore, một tổ chức nổi bật phục vụ cộng đồng phật tử Sri Lanka tại Singapore. Trung tâm cung cấp các buổi Pháp thoại, các khóa tu tập thiền định, tụng kinh Pali và các hoạt động văn hóa. Trung tâm này thường tổ chức các lễ hội Phật giáo lớn như Vesak và Poson.

Chùa Phật giáo Sri Lankaramaya

Chùa Phật giáo Sri Lankaramaya còn được gọi là Chùa Phật giáo St. Michael nằm tại Đường St. Michael ở Bendemeer, Singapore. Ngôi chùa này đóng vai trò là trung tâm tôn giáo và văn hóa quan trọng của cộng đồng người Sri Lanka tại Singapore. Đây là một trong những ngôi chùa Phật giáo Theravada tại Singapore và được điều hành bởi Hiệp hội Phật giáo Sinhala Singapore được thành lập vào năm 1920. Lankaramaya thường xuyên tổ chức các buổi thuyết giảng Dhamma, các buổi thiền và các buổi lễ Poya. Ngôi đền cũng tổ chức các sự kiện văn hóa và giáo dục.

Hội Phật giáo Mahakaruna

Liên hiệp Phật giáo (Chi nhánh Phật giáo Thái Lan)

Mặc dù phục vụ cho cộng đồng phật tử rộng lớn hơn, Mahakaruna có mối liên hệ chặt chẽ với Phật giáo Sri Lanka. Hội tổ chức các buổi thuyết pháp, tĩnh tâm và nhiều nghi lễ Phật giáo khác nhau, thường có sự tham gia của các nhà sư Sri Lanka.

Một bộ phận của The Buddhist Union chuyên phục vụ cho các hoạt động và truyền thống Phật giáo Thái Lan. Bộ phận này tổ chức các lớp học Dhamma, các buổi thiền định và các nghi lễ tôn giáo thường xuyên do các nhà sư Thái Lan chủ trì.

Hội Phật giáo Bodhiraja

Hội Phật giáo Bodhiraja được thành lập vào năm 1998 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành Phật giáo và giảng dạy Dhamma cho các tín đồ và những người ủng hộ tích cực của Quỹ tại Singapore. Quỹ có trụ sở tại Embilipilitya, quê hương của người sáng lập Ven Sobhita Thero. Quỹ bắt đầu với nhiệm vụ chính là giải quyết những khó khăn mà người dân sống trong khu vực phải đối mặt và cải thiện cuộc sống của họ thông qua nhiều chương trình tôn giáo và xã hội đa dạng.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập http://www.storengine.com/Communities/Bodhiraja.org/bodhiraja_buddhist_society.htm

Trung tâm Văn hóa Phật giáo Fu Hui (FHBCC)

Trung tâm Phật giáo Tây Tạng (TBC)

Trung tâm Phật giáo Amitabha

Được đăng ký là một trung tâm xã hội vào năm 1987. Trung tâm thúc đẩy và khuyến khích giáo dục đạo đức dựa trên Phật giáo, dịch vụ phúc lợi cộng đồng, giải trí từ thiện và lành mạnh. Tầm nhìn của trung tâm này là tạo ra một cộng đồng những cá nhân có tâm trí chính trực và sống cuộc sống chính trực.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập https://fhbcc.org.sg/en/home-1/

TBC là một Trung tâm Văn hóa Phật giáo được đăng ký hợp pháp tại Singapore nhằm thúc đẩy cách tiếp cận phi giáo phái để hiểu về Phật giáo, Văn hóa, Lịch sử và Truyền thống Tây Tạng. Mục tiêu của họ là truyền bá giáo lý Phật pháp và duy trì sự thống nhất, hòa hợp và hiểu biết giữa tất cả các giáo phái khác nhau của Phật giáo.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập https://www.tibetanbc.org/

Hội Phật giáo Bodhiraja

Hội Phật giáo Bodhiraja được thành lập như một tổ chức Phật giáo phi lợi nhuận tại Singapore từ năm 1989. Tổ chức này có liên quan đến Quỹ Bảo tồn Truyền thống Đại thừa (FPMT), một tổ chức Phật giáo quốc tế có trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Tầm nhìn là giúp tất cả chúng sinh sống một cuộc sống có ý nghĩa thông qua Phật pháp truyền cảm hứng cho các mục tiêu và hoạt động của chúng tôi bao gồm giáo dục, cầu nguyện và phục vụ cộng đồng.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập https://www.fpmtabc.org/index.php

Trung tâm Phật giáo Karma Kagyud

Một trung tâm liên kết với dòng Karma Kagyu, một trong những trường phái chính của Phật giáo Tây Tạng. Trung tâm được thành lập vào năm 1981 bởi Đức Pháp Vương Gyalwa Karmapa thứ 16 để hiện thực hóa những lời dạy quý báu của đức Phật tại Singapore. Kể từ đó, thông qua nhiều chương trình như lớp học, thiền định, giảng dạy, thực hành và nhiều chương trình khác, Trung tâm đã mang lại lợi ích cho nhiều người.

Trang web: https://www.karma-kagyud.org.sg/

Trung tâm nghiên cứu Phật giáo Pu Ji Si

Trung tâm tập trung vào giáo dục và nghiên cứu Phật giáo. Trung tâm tổ chức các lớp học về giáo lý Phật giáo, các buổi thiền định và xuất bản tài liệu Phật giáo. Trung tâm cũng tổ chức các hội thảo và hội thảo chuyên đề.

Trang web: http://www.pujisi.org.sg/

Phật Quang Sơn (Singapore)

Đây là một phần của tổ chức Phật giáo quốc tế Phật Quang Sơn có trụ sở tại Đài Loan, tập trung vào Phật giáo Nhân văn. Cung cấp các bài giảng về Dhamma, các lớp thiền và các dự án phục vụ cộng đồng. Ngôi chùa cũng tổ chức các lễ hội Phật giáo truyền thống của Trung Quốc.

Hiệp hội Phật giáo Singapore Myanmar (SMBA)

Một tổ chức thúc đẩy việc thực hành và hiểu biết về Phật giáo Miến Điện tại Singapore. Tổ chức các buổi thuyết pháp, khóa tu thiền và các sự kiện văn hóa. Hiệp hội cũng tổ chức các lễ hội Phật giáo Miến Điện truyền thống.

Các tổ chức Phật giáo tại Singapore

Cao đẳng Phật giáo và Pali

Cao đẳng Phật giáo và Pali Singapore được thành lập vào năm 1993 như một dự án giáo dục khác, ngoài các lớp học Dhamma Chủ Nhật, được khởi xướng dưới sự hướng dẫn và bảo trợ tài ba của cố Hòa thượng MM Mahaweera Maha Nayaka Thero. Cao đẳng đáp ứng nhu cầu tôn giáo và giáo dục của người dân Singapore, những người háo hức tìm kiếm cách mở rộng tầm hiểu biết của họ về Phật giáo. Sứ mệnh của trường là cung cấp giáo dục bậc cao về Nghiên cứu Phật giáo dẫn đến bằng cấp Cao đẳng, Cử nhân, Thạc sĩ của Đại học Phật giáo và Pali Sri Lanka và Tiến sĩ.

Trang web: https://mv.sg/group/buddhist-and-pali-college/

Cao đẳng Phật giáo Singapore

Được thành lập chính thức vào năm 2005. Sứ mệnh là chuyên về Phật giáo Trung Quốc, tôn trọng các dòng dõi khác và thúc đẩy sự hòa hợp giữa các tôn giáo. Điều này đạt được thông qua việc tiến hành một nghiên cứu ngắn gọn về các trường phái Phật giáo khác nhau. Hiện tại, cung cấp 2 cấp độ chương trình: Bằng cử nhân và Thạc sĩ về Nghiên cứu Phật giáo được giảng dạy bằng tiếng Anh và tiếng Quan Thoại. Triết lý giảng dạy dựa trên sự tuân thủ các giáo lý của Phật giáo Trung Quốc và tôn trọng sự thống nhất trong sự hòa hợp. Mặc dù chương trình giảng dạy chuyên về Phật giáo Trung Quốc, nhưng giáo lý của các dòng dõi khác cũng được kết hợp.

Trang web: https://www.bcs.edu.sg/

Thư viện Phật giáo Singapore (BL)

Thư viện Phật giáo đã phát triển để trở thành nhiều hơn là một thư viện chuyên ngành. Đây cũng là nơi mà tất cả những ai quan tâm đến việc thực hành Phật giáo có thể đến để nghiên cứu, thiền định và học cách áp dụng các giá trị Phật giáo truyền thống vào nhu cầu đương đại. BL đầu tiên bắt đầu tổ chức các khóa học về giáo lý cơ bản của Phật giáo và sau đó tốt nghiệp để cung cấp các khóa học nâng cao hơn, cả hai đều giúp mở rộng tầm hiểu biết về Phật pháp của những người quan tâm đến việc học Phật giáo. Thư viện cung cấp nhiều khóa học về Phật giáo, bao gồm các khóa học tiếng Pali và tiếng Phạn, và triết học Phật giáo.

Trang web: https://buddhlib.org.sg/

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn link: https://www.ibcworld.org/home/diaspora/Singapore

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/khai-luoc-phat-giao-singapore.html