Khai mạc kỳ họp HĐND thành phố Hồ Chí Minh: Thảo luận nhiều vấn đề thúc đẩy kinh tế

Kỳ họp lần thứ 17 HĐND thành phố Hồ Chí Minh xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về đô thị, kinh tế - ngân sách,…

Ngày 15/7, HĐND thành phố Hồ Chí Minh khóa X (nhiệm kỳ 2021-2026) khai mạc kỳ họp thứ 17.

Ngày 15/7, HĐND thành phố Hồ Chí Minh khóa X (nhiệm kỳ 2021-2026) khai mạc kỳ họp thứ 17.

Chủ tọa kỳ họp gồm: Bà Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hồ Chí Minh; ông Phạm Thành Kiên, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hồ Chí Minh; ông Huỳnh Thanh Nhân, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ tọa kỳ họp gồm: Bà Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hồ Chí Minh; ông Phạm Thành Kiên, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hồ Chí Minh; ông Huỳnh Thanh Nhân, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch HĐND thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Lệ cho biết, kỳ họp lần thứ 7 diễn ra trong 2,5 ngày làm việc, sẽ cho ý kiến và quyết định nhiều nội dung quan trọng.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch HĐND thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Lệ cho biết, kỳ họp lần thứ 7 diễn ra trong 2,5 ngày làm việc, sẽ cho ý kiến và quyết định nhiều nội dung quan trọng.

Kỳ họp tập trung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Đồng thời, tập trung thảo luận, xem xét thông qua các nghị quyết liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, đô thị, văn hóa - xã hội, giáo dục...

Kỳ họp tập trung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Đồng thời, tập trung thảo luận, xem xét thông qua các nghị quyết liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, đô thị, văn hóa - xã hội, giáo dục...

Kỳ họp cũng thảo thuận và thông qua tờ trình về chương trình hoạt động giám sát của HĐND thành phố Hồ Chí Minh năm 2025.

Kỳ họp cũng thảo thuận và thông qua tờ trình về chương trình hoạt động giám sát của HĐND thành phố Hồ Chí Minh năm 2025.

HĐND thành phố Hồ Chí Minh nghe báo cáo kết quả các nội dung quan trọng: giải quyết kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 13 HĐND thành phố Hồ Chí Minh; kết quả thực hiện chủ đề năm 2024 “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội”; kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 6 tháng đầu năm 2024.

HĐND thành phố Hồ Chí Minh nghe báo cáo kết quả các nội dung quan trọng: giải quyết kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 13 HĐND thành phố Hồ Chí Minh; kết quả thực hiện chủ đề năm 2024 “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội”; kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 6 tháng đầu năm 2024.

Các đại biểu HĐND cũng nghe báo cáo Đề án phát triển Hệ thống đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh theo Kết luận 49-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Các đại biểu HĐND cũng nghe báo cáo Đề án phát triển Hệ thống đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh theo Kết luận 49-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tại kỳ họp này, HĐND thành phố Hồ Chí Minh sẽ có phiên chất vấn và trả lời chất vấn Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông và Chủ tịch UBND quận Bình Tân.

Tại kỳ họp này, HĐND thành phố Hồ Chí Minh sẽ có phiên chất vấn và trả lời chất vấn Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông và Chủ tịch UBND quận Bình Tân.

Trước đó, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã gửi đến HĐND thành phố Hồ Chí Minh báo cáo kết quả giải quyết các kiến nghị cử tri trước và sau kỳ họp thứ 13, HĐND thành phố Hồ Chí Minh khóa X. Theo đó, có tổng cộng 352 lượt kiến nghị của cử tri gửi đến UBND thành phố Hồ Chí Minh; các sở, ban ngành và các quận, huyện, UBND thành phố Thủ Đức.

Trước đó, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã gửi đến HĐND thành phố Hồ Chí Minh báo cáo kết quả giải quyết các kiến nghị cử tri trước và sau kỳ họp thứ 13, HĐND thành phố Hồ Chí Minh khóa X. Theo đó, có tổng cộng 352 lượt kiến nghị của cử tri gửi đến UBND thành phố Hồ Chí Minh; các sở, ban ngành và các quận, huyện, UBND thành phố Thủ Đức.

Tính đến ngày 25/6, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xử lý 236/352 kiến nghị (chiếm 67,05%). Trong đó, giải quyết dứt điểm và giải trình làm rõ các vấn đề là 226/352 kiến nghị (chiếm 64,20%), tiếp tục xử lý 10/352 kiến nghị (chiếm 2,56%) và chưa xử lý 116/352 kiến nghị (chiếm 32,95%).

Tính đến ngày 25/6, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xử lý 236/352 kiến nghị (chiếm 67,05%). Trong đó, giải quyết dứt điểm và giải trình làm rõ các vấn đề là 226/352 kiến nghị (chiếm 64,20%), tiếp tục xử lý 10/352 kiến nghị (chiếm 2,56%) và chưa xử lý 116/352 kiến nghị (chiếm 32,95%).

Tại kỳ họp thứ 13, vấn đề kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của khối UBND thành phố Hồ Chí Minh, sở, ban ngành tăng hơn, gần ngang bằng với số lượng kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của khối quận, huyện, thành phố Thủ Đức.

Tại kỳ họp thứ 13, vấn đề kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của khối UBND thành phố Hồ Chí Minh, sở, ban ngành tăng hơn, gần ngang bằng với số lượng kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của khối quận, huyện, thành phố Thủ Đức.

Các kiến nghị tập trung nhiều nhất ở 2 lĩnh vực là quy hoạch; đầu tư công; quản lý dự án và giao thông, môi trường; mỹ quan đô thị. Đáng chú ý, lĩnh vực môi trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của cử tri so với các kỳ họp trước, nên lĩnh vực này tách thành một mảng chuyên sâu.

Các kiến nghị tập trung nhiều nhất ở 2 lĩnh vực là quy hoạch; đầu tư công; quản lý dự án và giao thông, môi trường; mỹ quan đô thị. Đáng chú ý, lĩnh vực môi trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của cử tri so với các kỳ họp trước, nên lĩnh vực này tách thành một mảng chuyên sâu.

Chỉ ra hạn chế trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri, UBND thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, vấn đề tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đã kéo dài nhiều năm trên địa bàn; huy động nguồn vốn toàn xã hội nhằm đẩy nhanh triển khai một số dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số khu vực còn chậm, chưa triển khai triệt để và quyết liệt, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.

Chỉ ra hạn chế trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri, UBND thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, vấn đề tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đã kéo dài nhiều năm trên địa bàn; huy động nguồn vốn toàn xã hội nhằm đẩy nhanh triển khai một số dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số khu vực còn chậm, chưa triển khai triệt để và quyết liệt, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.

Thời gian tới, UBND thành phố Hồ Chí Minh cam kết sẽ tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị đeo bám, phối hợp, giải quyết dứt điểm các kiến nghị còn tồn đọng với “tinh thần chủ động và trách nhiệm tối đa”.

Thời gian tới, UBND thành phố Hồ Chí Minh cam kết sẽ tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị đeo bám, phối hợp, giải quyết dứt điểm các kiến nghị còn tồn đọng với “tinh thần chủ động và trách nhiệm tối đa”.

Nguyễn Thành Nhân

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/khai-mac-ky-hop-hdnd-thanh-pho-ho-chi-minh-thao-luan-nhieu-van-de-thuc-day-kinh-te-204240715091548958.htm